Bắc Giang: Từ ngày 01/7, sẽ khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh

 Chiều ngày 22/6, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương -Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng, chống dịch với các huyện, thành phố. Dự tại điểm cầu tỉnh có thành viên Ban Chỉ đạo PCD tỉnh và đại diện một số đơn vị liên quan.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh. Ảnh:BGP/Nguyễn Miền

Tại điểm cầu các địa phương có các đồng chí: Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy tiền phương PCD tỉnh tại huyện Lục Ngạn; Lê Ô Pích - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy tiền phương PCD tỉnh tại huyện Việt Yên và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo PCD Covid-19 các huyện, thành phố, trong ngày 22/6, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp khống chế, khoanh vùng dập dịch; các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm lấy mẫu trong khu cách ly và tại cộng đồng

Tại Lục Ngạn, đã kịp thời khoanh vùng các xã nguy cơ cao, tiến hành điều tra, truy vết thần tốc các F1 liên quan đến ca bệnh. Đồng thời tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trong khu cách ly và tại cộng đồng, thương lái, chủ các điểm cân vải, cơ sở kinh doanh.

Huyện Việt Yên cũng đang tập trung cao phun khóa chất khử khuẩn tại các thôn; xác nhận cho lao động đủ điều kiện được trở lại làm việc; đưa công nhân hết thời gian cách ly tập trung và công nhân an toàn tại các xóm trọ có nguyện vọng được trở về địa phương. Cùng đó, khẩn trương khảo sát tham mưu với tỉnh xây dựng mô hình nhà trọ an toàn.

Bên cạnh công tác PCD, các địa phương cũng đang tập trung cao cho việc triển khai kế hoạch khôi phục sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trở lại. Hoạt động tiêu thụ nông sản, nhất là vải thiều ở các địa phương diễn ra bảo đảm kế hoạch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn phát biểu tại hội nghị. Ảnh:BGP/Nguyễn Miền

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn cho biết, tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp quay trở lại sản xuất kinh doanh. Mục tiêu đặt ra đến tháng 7, toàn bộ các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh sẽ được kích hoạt trở lại.

Để khắc phục thiếu hụt nguồn lao động cho các doanh nghiệp sau khi quay trở lại hoạt động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn đề nghị các địa phương trong tỉnh cần tập trung cao cho việc hỗ trợ doanh nghiệp; kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ an toàn đối với các lao động có nguyện vọng quay lại làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Cùng với đó, tập trung quản lý các khu cách ly tập trung, khu nhà trọ của các doanh nghiệp, tránh tình trạng phát sinh các ca F0 mới trong các khu ở tập trung của công nhân.

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương cũng cần phải bám sát nội dung chỉ đạo của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp; phát huy vai trò của Tổ Covid cộng đồng; xây dựng các phương án PCD dự phòng cho các doanh nghiệp nhằm đối phó kịp thời khi có trường hợp F0 phát sinh.

Khi các doanh nghiệp quay lại sản xuất, tại các khu ở tập trung các Tổ Kiểm tra cần tăng cường giám sát qua hệ thống camera vào các khung giờ cao điểm để kịp thời chấn chỉnh nhắc nhở các trường hợp thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh:BGP/Nguyễn Miền

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương đã biểu dương một số địa phương đã làm tốt công tác PCD, bám sát chỉ đạo của tỉnh chủ động đưa ra các giải pháp cụ thể để áp dụng linh hoạt trong các địa bàn dân cư.

Về giải pháp trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương thực hiện song hành hai nhiệm vụ chống dịch và tăng tốc khôi phục sản xuất, không để hậu quả của dịch ảnh hưởng kéo dài làm ảnh hưởng đến phát triển KT- XH.

Với huyện Lục Ngạn cần quyết liệt truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng tại khu vực nguy cơ cao, từ đó tiếp tục có biện pháp nới lỏng dần, khoanh vùng diện hẹp để tạo điều kiện cho bà con tiêu thụ vải thiều. Tỉnh sẽ hỗ trợ tối đa nguồn lực cho Lục Ngạn để phấn đấu sau ngày 30/6 cơ bản khoanh vùng, dập dịch.

Với huyện Việt Yên ngoài nhiệm vụ chống dịch còn phải sắp xếp khu nhà trọ cho công nhân; làm sạch địa bàn Núi Hiểu, tiến tới làm khu lưu trú an toàn cho công nhân trong khu công nghiệp.

Các huyện, thành phố tiếp tục linh hoạt trong PCD nhằm thực hiện mục tiêu kép, phấn đấu đến ngày 30/6 toàn tỉnh không còn ca F0 phát sinh trong cộng đồng. Cụ thể, trong ngày 24/6, các huyện, thành phố phải rà soát, có văn bản đánh giá lại mức độ, nguy cơ về dịch bệnh từ thôn, bản, tổ dân phố đến xã, phường, thị trấn để đề xuất với Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện giãn cách xã hội, mở cửa kịp thời; nếu chỗ nào chưa thực hiện được thì phải xây dựng lộ trình cụ thể để phấn đấu.

Từ ngày 01/7, toàn tỉnh sẽ kích hoạt các kế hoạch khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh; những địa phương có điều kiện thì có thể xây dựng kế hoạch khôi phục sớm hơn. Trong kế hoạch phải xác định rõ lộ trình, mục tiêu, lĩnh vực cụ thể và phải được tuyên truyền rộng rãi để Nhân dân được biết và thực hiện các biện pháp PCD trong tình hình mới.

Trong phát triển kinh tế, cần ưu tiên phát triển công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, các dự án đầu tư xây dựng đô thị, cụm công nghiệp, các hoạt động thương mại dịch vụ thiết yếu có độ an toàn cao sẽ khuyến khích mở lại.

Về văn hóa xã hội, ngành Y tế phải nhanh chóng triển khai làm sạch các Trung tâm Y tế để đảm bảo nhu cầu khám, chữa bệnh cho Nhân dân; khẩn trương triển khai làm tốt công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Những địa phương an toàn có thể nghiên cứu cho phép mở cửa một số khu điểm du lịch, sân gofl... phục vụ nhu cầu cho người dân trong tỉnh.

Quan tâm đời sống công nhân, nông dân khu cách ly phong tỏa; làm tốt vấn đề an sinh xã hội; tăng tốc đưa các công nhân vào làm việc trong các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, vấn đề đưa công nhân lao động về quê cũng phải đảm bảo khẩn trương, an toàn nhằm thiết kế lại mô hình nhà trọ để tạo môi trường an toàn khi đón lại công nhân về làm việc.

Các địa phương tiếp tục tăng cường các biện pháp, đảm bảo vệ sinh môi trường trong các khu cách ly. Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương ban hành kế hoạch xử lý môi trường sau dịch. 

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục làm tốt công tác quản lý các khu cách ly tập trung, giãn cách đối với F1+, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Tích cực tuyên truyền để Nhân dân nâng cao cảnh giác, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khi các địa bàn dân cư được nới lỏng giãn cách xã hội./.

Nguyễn Miền/bacgiang.gov.vn

Bắc Giang: Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng

Để chở hàng tạ vải tới điểm thu mua, người nông dân “ớn lạnh”, gồng mình khi đi qua cây cầu phao Tòng Lệnh, bắc qua sông Lục Nam (Bắc Giang) nối liền với con dốc dựng đứng.

Theo ghi nhận vào khoảng 5 sáng, những người trồng vải ở huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) bắt đầu chở vải đi bán tại những điểm thu mua ở thị trấn Kim và thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang).

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 1.

Vào những ngày nước cạn, việc di chuyển bớt vất vả chút ít, nhưng khi nước lớn, cầu phao bắt đầu chòng chành khiến cho việc đổ cả xe vải xuống sông là bình thường

Trên chuyến đi ra điểm thu mua ấy, điều "ám ảnh" nhất với người dân nơi này chính là cây cầu phao Tòng Lệnh, bắc qua sông Lục Nam. Đây là cây cầu phao duy nhất nối các xã Trường Giang, Nghĩa Phương, Vô Tranh, Bình Sơn đi sang huyện Lục Ngạn.

Cây cầu phao chỉ vừa 2 xe máy tránh nhau, lúc nào cũng xảy ra cảnh ùn ứ. Nhiều người phải chống chân đến mỏi nhừ để giữ cân bằng cho sọt vải gần 200 kg. Công việc nặng nhọc này thường chỉ những người đàn ông mới có thể đảm nhiệm được.

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 2.

Từ khi vào vụ vải, đoàn thanh niên của huyện Lục Nam cùng đoàn thanh niên xã Trường Giang luôn phải cắt cử người ra giúp đỡ. Hàng ngày từ 5 giờ kém đã có ít nhất 10 người chờ giúp bà con vận chuyển vải qua đoạn sông này

Sau khi đi hết cầu phao sẽ là một con dốc thẳng đứng. Để lên được hết con dốc này cũng không phải điều dễ dàng, nên mỗi buổi sáng ở đây đều có đoàn viên thanh niên xã ra hỗ trợ, tránh tình trạng các xe vải của người dân bị bốc đầu

Ông Nguyễn Văn Thảo (57 tuổi, xã Trường Giang, Lục Ngạn), cho biết: "Tôi đàn ông đi còn sợ vì xe vải nặng lên dốc rất dễ bốc đầu. Ngày nào cũng đi 3-4 chuyến qua đây, mỗi lần đi qua là mỗi lần sợ vì tôi đã chứng kiến rất nhiều người bị trượt, sau đó leo lên con dốc thẳng đứng kia thì bốc đầu".

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 3.

Một số người dân đã bị ngã do hàng quá nặng, mặt cầu, mặt đường trơn trượt

Ở đây, mỗi người nghĩ ra cách khác nhau. Có người đặt một vật nặng lên trước đầu xe để giúp cân bằng, nhưng cũng có nghĩa là xe càng nặng hơn.

"Nhiều hôm đoàn xe bán vải nối dài cả cây số, nếu không ra giúp thì rất khó cho bà con"- chị Vũ Thị Nết, cán bộ Liên đoàn Lao động huyện Lục Nam, chia sẻ.

Hình ảnh ghi nhận tại cây cầu phao Tòng Lệnh nối liền với con dốc dựng đứng:
Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 4.

Mỗi ngày, có cả ngàn chuyến xe chở vải đi qua cây cầu này. Dù khá nóng ruột tới chỗ bán nhưng ai cũng chịu khó xếp hàng trật tự vì chỉ một sơ sẩy nhỏ thì công sức thu hoạch sẽ đổ xuống sông

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 5.

Chiếc cầu phao là con đường duy nhất giúp mọi người đi đến chợ đầu mối bán vải

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 6.

Đa phần những người chở vải qua cây cầu phao Tòng Lệnh là đàn ông

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 7.

Dù được đoàn viên thanh niên hỗ trợ nhưng do vải quá nặng gặp sự chông chênh của cầu khiến nhiều người dân ngã

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 8.

Đoàn viên thanh niên đang hỗ trợ người dân đi qua cầu phao và con dốc thẳng đứng

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 9.

Sau khi bán vải, người dân mau chóng trở về để đưa thêm nhiều chuyến vải khác ra điểm thu mua

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 10.

Nhiều người dân đứng chờ ở bờ bên kia vì lượng người qua cây cầu này đang quá tải


Theo Ngô Nhung/NLĐO

https://nld.com.vn/thoi-su/can-canh-nong-dan-cho-vai-thot-tim-di-qua-cay-cau-co-con-doc-dung-dung-20210615000927799.htm

[HỎI & ĐÁP] Thủ tục hành chính thông tin liên quan tới căn cước công dân

[HỎI & ĐÁP] Thủ tục hành chính thông tin liên quan tới căn cước công dân

1. HỎI: Tôi mới làm lại Chứng minh nhân dân (CMND) thì có phải đổi qua làm Căn cước công dân (CCCD) không?

TRẢ LỜI: Phải đổi lại Căn cước Công dân (CCCD) có gắn chip trong thời gian tới. Vì sắp tới, thẻ CCCD sẽ thay toàn bộ cho Chứng minh nhân dân (CMND) (cũ). Tuy nhiên trong thời gian này CMND vẫn còn hiệu lực sử dụng, nếu chưa có nhu cầu cấp thiết để đổi vẫn có thể dùng CMND cho các thủ tục hành chính.

2. HỎI: Đổi thẻ CCCD thì vẫn giữ được số CMND cũ phải không? Nếu thay đổi rồi thì những giấy tờ ngân hàng, đất đai... có ghi thông tin CMND cũ sẽ như thế nào?

TRẢ LỜI: CMND chỉ có 9 số, còn CCCD 12 số.

Vì vậy đổi thẻ CCCD thì sẽ phải thay đổi dãy số, không như CMND. Một số tỉnh triển khai cấp CMND 12 số trước khi luật CCCD ra đời năm 2016 nên rất nhiều trường hợp CMND có 12 số chứ không phải CMND chỉ có loại 9 số. Như vậy, thủ tục cấp CCCD là cấp mới, không phải là cấp đổi.

Ngoài ra, khi nhận thẻ CCCD gắn chip mới bạn sẽ được cơ quan Công an cấp thêm tờ giấy xác nhận thay đổi số CMND 9 số qua CCCD 12 số. Trong tương lai, các cơ quan, doanh nghiệp sẽ có máy quét thẻ chip có thể cập nhật được sự thay đổi về số. 

Công an huyện Lục Ngạn, Bắc Giang thực hiện làm CCCD cho người dân (ảnh: CAH Lục Ngạn)


3. HỎI: Nhà ở một tỉnh mà hiện đang tạm trú địa phương khác thì làm CCCD ở đây luôn được không?

TRẢ LỜI: Được. Nhưng thời gian đầu thì chưa, do hệ thống dữ liệu chưa sẵn sàng 100%. Trong thời gian tới điều này hoàn toàn có thể thực hiện được. Còn bây giờ có hộ khẩu ở đâu thì người dân làm CCCD gắn chip ở địa phương đó.

4. HỎI: Làm CCCD mang theo thủ tục gì? Có nhanh không? 

TRẢ LỜI: Mang theo HỘ KHẨU và CMND CŨ để tra cứu thông tin. Cơ bản thông tin cá nhân của bạn đã được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, theo hộ khẩu và CMND cũ phục vụ cho việc tra cứu những trường hợp chưa cập nhật thông tin lên dữ liệu. Nhưng cứ mang theo cho chắc. 

Đến làm CCCD trải qua các thủ tục tra cứu thông tin, lăn tay, chụp ảnh tại chỗ. Quy trình mất khoảng 15 phút cho mỗi người.

5. HỎI: Có tốn phí làm CCCD hay không?

TRẢ LỜI: Có nhưng khi đến thực hiện thủ tục cấp mới thì chưa đóng. Khi nào nhận thẻ CCCD hoàn chỉnh mới đóng phí. Phí làm thẻ CCCD đang được giảm 50%.

 - Lệ phí cấp mới: 15.000đ;

 - Lệ phí cấp đổi: 25.000đ;

 - Lệ phí cấp lại: 35.000đ.

6. HỎI: Làm CCCD từ trước Tết tới giờ mà vẫn chưa nhận được thẻ? Vì sao vậy?

TRẢ LỜI: Hiện nay, số lượng làm CCCD tại các địa phương trên cả nước là rất lớn. Thông tin được Công an các địa phương thu thập chuyển ra Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội để sản xuất thẻ. Tuy nhiên, hiện cả nước cùng thực hiện một lúc nên thời gian lâu hơn quy định.

Các lực lượng chức năng đang nỗ lực hết sức để việc cấp thẻ được diễn ra nhanh, gọn. Trong lúc chờ đợi có thẻ, người dân vẫn có thể sử dụng CMND để giao dịch.

7. HỎI:  CMND của tôi sắp hết hạn, giờ tôi muốn lên xin cấp lại CMND mới thay vì CCCD được không?

TRẢ LỜI: Không được, hiện nay việc cấp CMND đã dừng. Toàn bộ các đơn vị, địa phương chuyển sang cấp mới CCCD.

8. HỎI: CCCD có hạn sử dụng không? Nghe nói phải thay đổi theo độ tuổi.

TRẢ LỜI: Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Như vậy, có 03 mốc tuổi phải đổi thẻ Căn cước công dân là: Đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Thời gian ban đầu triển khai có thể tập trung đông người sẽ khiến việc cấp CCCD phải chờ đợi, mong người dân kiên nhẫn, chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19 khi đi làm CCCD.

Tổng hợp/ CAX Đồng Phúc


Lịch thu nhận hồ sơ cấp CCCD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ ngày 08/3/2021 đến ngày 14/3/2021

 LỊCH THU NHẬN HỒ SƠ CẤP CĂN CƯỚC CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

(Từ ngày 08/3/2021 đến 14/3/2021)



STTĐơn vịThời gianThứ 2
Ngày 08/3/2021
Thứ 3
Ngày 09/3/2021
Thứ 4
Ngày 10/3/2021
Thứ 5
Ngày 11/3/2021
Thứ 6
Ngày 12/3/2021
Thứ 7
Ngày 13/3/2021
Chủ nhật
Ngày 14/3/2021
SĐT tiếp nhận phản ánh
01Phòng CSQLHC về TTXH Công an tỉnh Bắc GiangNgàyTổ 1: Trụ sở Cảnh sát CA tỉnh Bắc Giang (đường Hoàng Quốc Việt, P.Xương Giang)Máy đi cập nhật dữ liệuTổ 1: Trụ sở Cảnh sát, Công an tỉnh Bắc Giang (Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Xương Giang)0692589407
TốiTổ 1: Nhà văn hóa tổ dân phố số 1A phường Trần Nguyên HãnTổ 1: Nhà văn hóa tổ dân phố 2A phường Trần Nguyên HãnTổ 1: Nhà văn hóa tổ dân phố số 3 phường Trần Nguyên HãnTổ 1: Nhà văn hóa tổ dân phố số 9 phường Trần Nguyên HãnTổ 1: UBND phường Trần Nguyên Hãn 
sáng  Tổ 2: Sở Tài Chính  Tổ 2: Sở Xây dựngMáy đi cập nhật dữ liệu   Tổ 2: Trường THPT Giáp Hải  Tổ 2: Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở khoa học và công nghệ  Tổ 2: UBND phường Trần Nguyên Hãn
Chiều  Tổ 2: Sở Xây dựng  Tổ 2: Viện Kiểm Sát tỉnh
Tối  Tổ 2: Báo Bắc GiangTổ 2: Nhà văn hóa tổ dân phố số 1A phường Trần Nguyên Hãn Tổ 2: Nhà văn hóa tổ dân phố số 2A phường Trần Nguyên HãnTổ 2: Nhà văn hóa tổ dân phố số 3 phường Trần Nguyên HãnTổ 2: Nhà văn hóa tổ dân phố  số 9 phường Trần Nguyên HãnTổ 2: UBND phường Trần Nguyên Hãn
02Công an TP Bắc GiangNgàyUBND thành phố Bắc GiangTrường THPT Giáp HảiNgân hàng Nông nghiệp tỉnh Bắc GiangUBND xã Tân Mỹ0974370007
TốiUBND P. Ngô QuyềnUBND xã Tân Mỹ 
03Công an huyện Sơn ĐộngNgàyUBND xã Long Sơn; UBND xã Dương HưuUBND thị trấn Tây Yên TửTrường THPT Sơn Động số 01Trường THPT Sơn Động số 02Trạm Công an- Tổ dân phố 03, thị trấn An Châu0977679898
TốiTrạm Công an- Tổ dân phố 03, thị trấn An Châu 
04Công an huyện Lục NgạnNgàyTrụ sở Công an huyện Lục Ngạn; UBND xã Giáp SơnTrường dân tộc nội trú số 4Trường THPT Lục Ngạn số 04- UBND xã Biên Sơn- UBND xã Hộ ĐápTrụ sở Công an huyện Lục Ngạn0972693205
TốiTrụ sở Công an H. Lục Ngạn UBND xã Biên Sơn UBND xã Hộ ĐápTrụ sở Công an H. Lục Ngạn
05Công an huyện Lục NamNgàyTrường THPT Phương SơnUBND xã Bảo SơnUBND xã Thanh LâmUBND xã Bảo ĐàiBộ phận 1 cửa UBND huyện Lục Nam0973907288
TốiUBND xã Phương SơnNhà văn hóa phố Bình Minh, thị trấn Đồi Ngô
06Công an huyện Lạng GiangNgàyTrụ sở Công an huyện Lạng GiangNhà Văn hóa phố Vôi, thị trấn VôiTrụ sở Công an huyện Lạng Giang; UBND xã Mỹ TháiNhà Văn hóa tổ dân phố Nguyễn, thị trấn VôiTrụ sở Công an huyện Lạng Giang; UBND thị trấn VôiTrụ sở Công an huyện Lạng Giang0973241286
TốiTrụ sở Công an huyện Lạng Giang 
07Công an huyện Yên ThếNgàyNhà văn hóa thôn An Thành, xã An ThượngUBND xã An ThượngTrụ sở Công an huyện Yên Thế0813451988
TốiUBND xã An ThượngTrụ sở Công an huyện Yên Thế
08Công an huyện Tân YênNgàyTrường THPT Tân Yên Số 2Trường THPT Nhã NamTrụ sở Công an huyện Tân Yên02043878205
TốiUBND xã Song VânTrường
THPT Nhã Nam
Trụ sở Công an huyện Tân Yên
09Công an huyện Hiệp HòaNgàyTrường PTTH Hiệp Hòa số 01Trung tâm GDTX huyện Hiệp HòaTrụ sở Công an huyện Hiệp Hòa0964812999
TốiTrụ sở Công an huyện Hiệp Hòa 
10Công an huyện Việt YênNgày- UBND thị trấn Bích Động; Tổ dân phố thôn Vàng, thị trấn Bích Động0936999369
Tối- UBND thị trấn Bích Động; Tổ dân phố thôn Vàng, thị trấn Bích Động
11Công an huyện Yên DũngNgàyTrường THPT Yên Dũng số 2Trụ sở Công an huyện Yên DũngTrường THPT Yên Dũng số 2Trường THPT Yên Dũng số 2366577744
TốiUBND thị trấn Tân An 
 

Theo Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH/ Công an tỉnh Bắc Giang