Bắc Giang: Từ ngày 01/7, sẽ khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh

 Chiều ngày 22/6, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương -Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng, chống dịch với các huyện, thành phố. Dự tại điểm cầu tỉnh có thành viên Ban Chỉ đạo PCD tỉnh và đại diện một số đơn vị liên quan.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh. Ảnh:BGP/Nguyễn Miền

Tại điểm cầu các địa phương có các đồng chí: Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy tiền phương PCD tỉnh tại huyện Lục Ngạn; Lê Ô Pích - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy tiền phương PCD tỉnh tại huyện Việt Yên và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo PCD Covid-19 các huyện, thành phố, trong ngày 22/6, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp khống chế, khoanh vùng dập dịch; các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm lấy mẫu trong khu cách ly và tại cộng đồng

Tại Lục Ngạn, đã kịp thời khoanh vùng các xã nguy cơ cao, tiến hành điều tra, truy vết thần tốc các F1 liên quan đến ca bệnh. Đồng thời tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trong khu cách ly và tại cộng đồng, thương lái, chủ các điểm cân vải, cơ sở kinh doanh.

Huyện Việt Yên cũng đang tập trung cao phun khóa chất khử khuẩn tại các thôn; xác nhận cho lao động đủ điều kiện được trở lại làm việc; đưa công nhân hết thời gian cách ly tập trung và công nhân an toàn tại các xóm trọ có nguyện vọng được trở về địa phương. Cùng đó, khẩn trương khảo sát tham mưu với tỉnh xây dựng mô hình nhà trọ an toàn.

Bên cạnh công tác PCD, các địa phương cũng đang tập trung cao cho việc triển khai kế hoạch khôi phục sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trở lại. Hoạt động tiêu thụ nông sản, nhất là vải thiều ở các địa phương diễn ra bảo đảm kế hoạch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn phát biểu tại hội nghị. Ảnh:BGP/Nguyễn Miền

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn cho biết, tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp quay trở lại sản xuất kinh doanh. Mục tiêu đặt ra đến tháng 7, toàn bộ các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh sẽ được kích hoạt trở lại.

Để khắc phục thiếu hụt nguồn lao động cho các doanh nghiệp sau khi quay trở lại hoạt động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn đề nghị các địa phương trong tỉnh cần tập trung cao cho việc hỗ trợ doanh nghiệp; kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ an toàn đối với các lao động có nguyện vọng quay lại làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Cùng với đó, tập trung quản lý các khu cách ly tập trung, khu nhà trọ của các doanh nghiệp, tránh tình trạng phát sinh các ca F0 mới trong các khu ở tập trung của công nhân.

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương cũng cần phải bám sát nội dung chỉ đạo của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp; phát huy vai trò của Tổ Covid cộng đồng; xây dựng các phương án PCD dự phòng cho các doanh nghiệp nhằm đối phó kịp thời khi có trường hợp F0 phát sinh.

Khi các doanh nghiệp quay lại sản xuất, tại các khu ở tập trung các Tổ Kiểm tra cần tăng cường giám sát qua hệ thống camera vào các khung giờ cao điểm để kịp thời chấn chỉnh nhắc nhở các trường hợp thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh:BGP/Nguyễn Miền

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương đã biểu dương một số địa phương đã làm tốt công tác PCD, bám sát chỉ đạo của tỉnh chủ động đưa ra các giải pháp cụ thể để áp dụng linh hoạt trong các địa bàn dân cư.

Về giải pháp trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương thực hiện song hành hai nhiệm vụ chống dịch và tăng tốc khôi phục sản xuất, không để hậu quả của dịch ảnh hưởng kéo dài làm ảnh hưởng đến phát triển KT- XH.

Với huyện Lục Ngạn cần quyết liệt truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng tại khu vực nguy cơ cao, từ đó tiếp tục có biện pháp nới lỏng dần, khoanh vùng diện hẹp để tạo điều kiện cho bà con tiêu thụ vải thiều. Tỉnh sẽ hỗ trợ tối đa nguồn lực cho Lục Ngạn để phấn đấu sau ngày 30/6 cơ bản khoanh vùng, dập dịch.

Với huyện Việt Yên ngoài nhiệm vụ chống dịch còn phải sắp xếp khu nhà trọ cho công nhân; làm sạch địa bàn Núi Hiểu, tiến tới làm khu lưu trú an toàn cho công nhân trong khu công nghiệp.

Các huyện, thành phố tiếp tục linh hoạt trong PCD nhằm thực hiện mục tiêu kép, phấn đấu đến ngày 30/6 toàn tỉnh không còn ca F0 phát sinh trong cộng đồng. Cụ thể, trong ngày 24/6, các huyện, thành phố phải rà soát, có văn bản đánh giá lại mức độ, nguy cơ về dịch bệnh từ thôn, bản, tổ dân phố đến xã, phường, thị trấn để đề xuất với Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện giãn cách xã hội, mở cửa kịp thời; nếu chỗ nào chưa thực hiện được thì phải xây dựng lộ trình cụ thể để phấn đấu.

Từ ngày 01/7, toàn tỉnh sẽ kích hoạt các kế hoạch khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh; những địa phương có điều kiện thì có thể xây dựng kế hoạch khôi phục sớm hơn. Trong kế hoạch phải xác định rõ lộ trình, mục tiêu, lĩnh vực cụ thể và phải được tuyên truyền rộng rãi để Nhân dân được biết và thực hiện các biện pháp PCD trong tình hình mới.

Trong phát triển kinh tế, cần ưu tiên phát triển công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, các dự án đầu tư xây dựng đô thị, cụm công nghiệp, các hoạt động thương mại dịch vụ thiết yếu có độ an toàn cao sẽ khuyến khích mở lại.

Về văn hóa xã hội, ngành Y tế phải nhanh chóng triển khai làm sạch các Trung tâm Y tế để đảm bảo nhu cầu khám, chữa bệnh cho Nhân dân; khẩn trương triển khai làm tốt công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Những địa phương an toàn có thể nghiên cứu cho phép mở cửa một số khu điểm du lịch, sân gofl... phục vụ nhu cầu cho người dân trong tỉnh.

Quan tâm đời sống công nhân, nông dân khu cách ly phong tỏa; làm tốt vấn đề an sinh xã hội; tăng tốc đưa các công nhân vào làm việc trong các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, vấn đề đưa công nhân lao động về quê cũng phải đảm bảo khẩn trương, an toàn nhằm thiết kế lại mô hình nhà trọ để tạo môi trường an toàn khi đón lại công nhân về làm việc.

Các địa phương tiếp tục tăng cường các biện pháp, đảm bảo vệ sinh môi trường trong các khu cách ly. Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương ban hành kế hoạch xử lý môi trường sau dịch. 

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục làm tốt công tác quản lý các khu cách ly tập trung, giãn cách đối với F1+, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Tích cực tuyên truyền để Nhân dân nâng cao cảnh giác, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khi các địa bàn dân cư được nới lỏng giãn cách xã hội./.

Nguyễn Miền/bacgiang.gov.vn

Bắc Giang: Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng

Để chở hàng tạ vải tới điểm thu mua, người nông dân “ớn lạnh”, gồng mình khi đi qua cây cầu phao Tòng Lệnh, bắc qua sông Lục Nam (Bắc Giang) nối liền với con dốc dựng đứng.

Theo ghi nhận vào khoảng 5 sáng, những người trồng vải ở huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) bắt đầu chở vải đi bán tại những điểm thu mua ở thị trấn Kim và thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang).

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 1.

Vào những ngày nước cạn, việc di chuyển bớt vất vả chút ít, nhưng khi nước lớn, cầu phao bắt đầu chòng chành khiến cho việc đổ cả xe vải xuống sông là bình thường

Trên chuyến đi ra điểm thu mua ấy, điều "ám ảnh" nhất với người dân nơi này chính là cây cầu phao Tòng Lệnh, bắc qua sông Lục Nam. Đây là cây cầu phao duy nhất nối các xã Trường Giang, Nghĩa Phương, Vô Tranh, Bình Sơn đi sang huyện Lục Ngạn.

Cây cầu phao chỉ vừa 2 xe máy tránh nhau, lúc nào cũng xảy ra cảnh ùn ứ. Nhiều người phải chống chân đến mỏi nhừ để giữ cân bằng cho sọt vải gần 200 kg. Công việc nặng nhọc này thường chỉ những người đàn ông mới có thể đảm nhiệm được.

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 2.

Từ khi vào vụ vải, đoàn thanh niên của huyện Lục Nam cùng đoàn thanh niên xã Trường Giang luôn phải cắt cử người ra giúp đỡ. Hàng ngày từ 5 giờ kém đã có ít nhất 10 người chờ giúp bà con vận chuyển vải qua đoạn sông này

Sau khi đi hết cầu phao sẽ là một con dốc thẳng đứng. Để lên được hết con dốc này cũng không phải điều dễ dàng, nên mỗi buổi sáng ở đây đều có đoàn viên thanh niên xã ra hỗ trợ, tránh tình trạng các xe vải của người dân bị bốc đầu

Ông Nguyễn Văn Thảo (57 tuổi, xã Trường Giang, Lục Ngạn), cho biết: "Tôi đàn ông đi còn sợ vì xe vải nặng lên dốc rất dễ bốc đầu. Ngày nào cũng đi 3-4 chuyến qua đây, mỗi lần đi qua là mỗi lần sợ vì tôi đã chứng kiến rất nhiều người bị trượt, sau đó leo lên con dốc thẳng đứng kia thì bốc đầu".

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 3.

Một số người dân đã bị ngã do hàng quá nặng, mặt cầu, mặt đường trơn trượt

Ở đây, mỗi người nghĩ ra cách khác nhau. Có người đặt một vật nặng lên trước đầu xe để giúp cân bằng, nhưng cũng có nghĩa là xe càng nặng hơn.

"Nhiều hôm đoàn xe bán vải nối dài cả cây số, nếu không ra giúp thì rất khó cho bà con"- chị Vũ Thị Nết, cán bộ Liên đoàn Lao động huyện Lục Nam, chia sẻ.

Hình ảnh ghi nhận tại cây cầu phao Tòng Lệnh nối liền với con dốc dựng đứng:
Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 4.

Mỗi ngày, có cả ngàn chuyến xe chở vải đi qua cây cầu này. Dù khá nóng ruột tới chỗ bán nhưng ai cũng chịu khó xếp hàng trật tự vì chỉ một sơ sẩy nhỏ thì công sức thu hoạch sẽ đổ xuống sông

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 5.

Chiếc cầu phao là con đường duy nhất giúp mọi người đi đến chợ đầu mối bán vải

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 6.

Đa phần những người chở vải qua cây cầu phao Tòng Lệnh là đàn ông

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 7.

Dù được đoàn viên thanh niên hỗ trợ nhưng do vải quá nặng gặp sự chông chênh của cầu khiến nhiều người dân ngã

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 8.

Đoàn viên thanh niên đang hỗ trợ người dân đi qua cầu phao và con dốc thẳng đứng

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 9.

Sau khi bán vải, người dân mau chóng trở về để đưa thêm nhiều chuyến vải khác ra điểm thu mua

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 10.

Nhiều người dân đứng chờ ở bờ bên kia vì lượng người qua cây cầu này đang quá tải


Theo Ngô Nhung/NLĐO

https://nld.com.vn/thoi-su/can-canh-nong-dan-cho-vai-thot-tim-di-qua-cay-cau-co-con-doc-dung-dung-20210615000927799.htm