Bắc Giang: Từ ngày 01/7, sẽ khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh

 Chiều ngày 22/6, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương -Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng, chống dịch với các huyện, thành phố. Dự tại điểm cầu tỉnh có thành viên Ban Chỉ đạo PCD tỉnh và đại diện một số đơn vị liên quan.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh. Ảnh:BGP/Nguyễn Miền

Tại điểm cầu các địa phương có các đồng chí: Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy tiền phương PCD tỉnh tại huyện Lục Ngạn; Lê Ô Pích - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy tiền phương PCD tỉnh tại huyện Việt Yên và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo PCD Covid-19 các huyện, thành phố, trong ngày 22/6, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp khống chế, khoanh vùng dập dịch; các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm lấy mẫu trong khu cách ly và tại cộng đồng

Tại Lục Ngạn, đã kịp thời khoanh vùng các xã nguy cơ cao, tiến hành điều tra, truy vết thần tốc các F1 liên quan đến ca bệnh. Đồng thời tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trong khu cách ly và tại cộng đồng, thương lái, chủ các điểm cân vải, cơ sở kinh doanh.

Huyện Việt Yên cũng đang tập trung cao phun khóa chất khử khuẩn tại các thôn; xác nhận cho lao động đủ điều kiện được trở lại làm việc; đưa công nhân hết thời gian cách ly tập trung và công nhân an toàn tại các xóm trọ có nguyện vọng được trở về địa phương. Cùng đó, khẩn trương khảo sát tham mưu với tỉnh xây dựng mô hình nhà trọ an toàn.

Bên cạnh công tác PCD, các địa phương cũng đang tập trung cao cho việc triển khai kế hoạch khôi phục sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trở lại. Hoạt động tiêu thụ nông sản, nhất là vải thiều ở các địa phương diễn ra bảo đảm kế hoạch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn phát biểu tại hội nghị. Ảnh:BGP/Nguyễn Miền

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn cho biết, tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp quay trở lại sản xuất kinh doanh. Mục tiêu đặt ra đến tháng 7, toàn bộ các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh sẽ được kích hoạt trở lại.

Để khắc phục thiếu hụt nguồn lao động cho các doanh nghiệp sau khi quay trở lại hoạt động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn đề nghị các địa phương trong tỉnh cần tập trung cao cho việc hỗ trợ doanh nghiệp; kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ an toàn đối với các lao động có nguyện vọng quay lại làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Cùng với đó, tập trung quản lý các khu cách ly tập trung, khu nhà trọ của các doanh nghiệp, tránh tình trạng phát sinh các ca F0 mới trong các khu ở tập trung của công nhân.

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương cũng cần phải bám sát nội dung chỉ đạo của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp; phát huy vai trò của Tổ Covid cộng đồng; xây dựng các phương án PCD dự phòng cho các doanh nghiệp nhằm đối phó kịp thời khi có trường hợp F0 phát sinh.

Khi các doanh nghiệp quay lại sản xuất, tại các khu ở tập trung các Tổ Kiểm tra cần tăng cường giám sát qua hệ thống camera vào các khung giờ cao điểm để kịp thời chấn chỉnh nhắc nhở các trường hợp thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh:BGP/Nguyễn Miền

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương đã biểu dương một số địa phương đã làm tốt công tác PCD, bám sát chỉ đạo của tỉnh chủ động đưa ra các giải pháp cụ thể để áp dụng linh hoạt trong các địa bàn dân cư.

Về giải pháp trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương thực hiện song hành hai nhiệm vụ chống dịch và tăng tốc khôi phục sản xuất, không để hậu quả của dịch ảnh hưởng kéo dài làm ảnh hưởng đến phát triển KT- XH.

Với huyện Lục Ngạn cần quyết liệt truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng tại khu vực nguy cơ cao, từ đó tiếp tục có biện pháp nới lỏng dần, khoanh vùng diện hẹp để tạo điều kiện cho bà con tiêu thụ vải thiều. Tỉnh sẽ hỗ trợ tối đa nguồn lực cho Lục Ngạn để phấn đấu sau ngày 30/6 cơ bản khoanh vùng, dập dịch.

Với huyện Việt Yên ngoài nhiệm vụ chống dịch còn phải sắp xếp khu nhà trọ cho công nhân; làm sạch địa bàn Núi Hiểu, tiến tới làm khu lưu trú an toàn cho công nhân trong khu công nghiệp.

Các huyện, thành phố tiếp tục linh hoạt trong PCD nhằm thực hiện mục tiêu kép, phấn đấu đến ngày 30/6 toàn tỉnh không còn ca F0 phát sinh trong cộng đồng. Cụ thể, trong ngày 24/6, các huyện, thành phố phải rà soát, có văn bản đánh giá lại mức độ, nguy cơ về dịch bệnh từ thôn, bản, tổ dân phố đến xã, phường, thị trấn để đề xuất với Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện giãn cách xã hội, mở cửa kịp thời; nếu chỗ nào chưa thực hiện được thì phải xây dựng lộ trình cụ thể để phấn đấu.

Từ ngày 01/7, toàn tỉnh sẽ kích hoạt các kế hoạch khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh; những địa phương có điều kiện thì có thể xây dựng kế hoạch khôi phục sớm hơn. Trong kế hoạch phải xác định rõ lộ trình, mục tiêu, lĩnh vực cụ thể và phải được tuyên truyền rộng rãi để Nhân dân được biết và thực hiện các biện pháp PCD trong tình hình mới.

Trong phát triển kinh tế, cần ưu tiên phát triển công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, các dự án đầu tư xây dựng đô thị, cụm công nghiệp, các hoạt động thương mại dịch vụ thiết yếu có độ an toàn cao sẽ khuyến khích mở lại.

Về văn hóa xã hội, ngành Y tế phải nhanh chóng triển khai làm sạch các Trung tâm Y tế để đảm bảo nhu cầu khám, chữa bệnh cho Nhân dân; khẩn trương triển khai làm tốt công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Những địa phương an toàn có thể nghiên cứu cho phép mở cửa một số khu điểm du lịch, sân gofl... phục vụ nhu cầu cho người dân trong tỉnh.

Quan tâm đời sống công nhân, nông dân khu cách ly phong tỏa; làm tốt vấn đề an sinh xã hội; tăng tốc đưa các công nhân vào làm việc trong các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, vấn đề đưa công nhân lao động về quê cũng phải đảm bảo khẩn trương, an toàn nhằm thiết kế lại mô hình nhà trọ để tạo môi trường an toàn khi đón lại công nhân về làm việc.

Các địa phương tiếp tục tăng cường các biện pháp, đảm bảo vệ sinh môi trường trong các khu cách ly. Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương ban hành kế hoạch xử lý môi trường sau dịch. 

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục làm tốt công tác quản lý các khu cách ly tập trung, giãn cách đối với F1+, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Tích cực tuyên truyền để Nhân dân nâng cao cảnh giác, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khi các địa bàn dân cư được nới lỏng giãn cách xã hội./.

Nguyễn Miền/bacgiang.gov.vn

Bắc Giang: Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng

Để chở hàng tạ vải tới điểm thu mua, người nông dân “ớn lạnh”, gồng mình khi đi qua cây cầu phao Tòng Lệnh, bắc qua sông Lục Nam (Bắc Giang) nối liền với con dốc dựng đứng.

Theo ghi nhận vào khoảng 5 sáng, những người trồng vải ở huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) bắt đầu chở vải đi bán tại những điểm thu mua ở thị trấn Kim và thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang).

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 1.

Vào những ngày nước cạn, việc di chuyển bớt vất vả chút ít, nhưng khi nước lớn, cầu phao bắt đầu chòng chành khiến cho việc đổ cả xe vải xuống sông là bình thường

Trên chuyến đi ra điểm thu mua ấy, điều "ám ảnh" nhất với người dân nơi này chính là cây cầu phao Tòng Lệnh, bắc qua sông Lục Nam. Đây là cây cầu phao duy nhất nối các xã Trường Giang, Nghĩa Phương, Vô Tranh, Bình Sơn đi sang huyện Lục Ngạn.

Cây cầu phao chỉ vừa 2 xe máy tránh nhau, lúc nào cũng xảy ra cảnh ùn ứ. Nhiều người phải chống chân đến mỏi nhừ để giữ cân bằng cho sọt vải gần 200 kg. Công việc nặng nhọc này thường chỉ những người đàn ông mới có thể đảm nhiệm được.

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 2.

Từ khi vào vụ vải, đoàn thanh niên của huyện Lục Nam cùng đoàn thanh niên xã Trường Giang luôn phải cắt cử người ra giúp đỡ. Hàng ngày từ 5 giờ kém đã có ít nhất 10 người chờ giúp bà con vận chuyển vải qua đoạn sông này

Sau khi đi hết cầu phao sẽ là một con dốc thẳng đứng. Để lên được hết con dốc này cũng không phải điều dễ dàng, nên mỗi buổi sáng ở đây đều có đoàn viên thanh niên xã ra hỗ trợ, tránh tình trạng các xe vải của người dân bị bốc đầu

Ông Nguyễn Văn Thảo (57 tuổi, xã Trường Giang, Lục Ngạn), cho biết: "Tôi đàn ông đi còn sợ vì xe vải nặng lên dốc rất dễ bốc đầu. Ngày nào cũng đi 3-4 chuyến qua đây, mỗi lần đi qua là mỗi lần sợ vì tôi đã chứng kiến rất nhiều người bị trượt, sau đó leo lên con dốc thẳng đứng kia thì bốc đầu".

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 3.

Một số người dân đã bị ngã do hàng quá nặng, mặt cầu, mặt đường trơn trượt

Ở đây, mỗi người nghĩ ra cách khác nhau. Có người đặt một vật nặng lên trước đầu xe để giúp cân bằng, nhưng cũng có nghĩa là xe càng nặng hơn.

"Nhiều hôm đoàn xe bán vải nối dài cả cây số, nếu không ra giúp thì rất khó cho bà con"- chị Vũ Thị Nết, cán bộ Liên đoàn Lao động huyện Lục Nam, chia sẻ.

Hình ảnh ghi nhận tại cây cầu phao Tòng Lệnh nối liền với con dốc dựng đứng:
Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 4.

Mỗi ngày, có cả ngàn chuyến xe chở vải đi qua cây cầu này. Dù khá nóng ruột tới chỗ bán nhưng ai cũng chịu khó xếp hàng trật tự vì chỉ một sơ sẩy nhỏ thì công sức thu hoạch sẽ đổ xuống sông

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 5.

Chiếc cầu phao là con đường duy nhất giúp mọi người đi đến chợ đầu mối bán vải

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 6.

Đa phần những người chở vải qua cây cầu phao Tòng Lệnh là đàn ông

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 7.

Dù được đoàn viên thanh niên hỗ trợ nhưng do vải quá nặng gặp sự chông chênh của cầu khiến nhiều người dân ngã

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 8.

Đoàn viên thanh niên đang hỗ trợ người dân đi qua cầu phao và con dốc thẳng đứng

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 9.

Sau khi bán vải, người dân mau chóng trở về để đưa thêm nhiều chuyến vải khác ra điểm thu mua

Cận cảnh nông dân chở vải thót tim đi qua cây cầu có con dốc dựng đứng - Ảnh 10.

Nhiều người dân đứng chờ ở bờ bên kia vì lượng người qua cây cầu này đang quá tải


Theo Ngô Nhung/NLĐO

https://nld.com.vn/thoi-su/can-canh-nong-dan-cho-vai-thot-tim-di-qua-cay-cau-co-con-doc-dung-dung-20210615000927799.htm

[HỎI & ĐÁP] Thủ tục hành chính thông tin liên quan tới căn cước công dân

[HỎI & ĐÁP] Thủ tục hành chính thông tin liên quan tới căn cước công dân

1. HỎI: Tôi mới làm lại Chứng minh nhân dân (CMND) thì có phải đổi qua làm Căn cước công dân (CCCD) không?

TRẢ LỜI: Phải đổi lại Căn cước Công dân (CCCD) có gắn chip trong thời gian tới. Vì sắp tới, thẻ CCCD sẽ thay toàn bộ cho Chứng minh nhân dân (CMND) (cũ). Tuy nhiên trong thời gian này CMND vẫn còn hiệu lực sử dụng, nếu chưa có nhu cầu cấp thiết để đổi vẫn có thể dùng CMND cho các thủ tục hành chính.

2. HỎI: Đổi thẻ CCCD thì vẫn giữ được số CMND cũ phải không? Nếu thay đổi rồi thì những giấy tờ ngân hàng, đất đai... có ghi thông tin CMND cũ sẽ như thế nào?

TRẢ LỜI: CMND chỉ có 9 số, còn CCCD 12 số.

Vì vậy đổi thẻ CCCD thì sẽ phải thay đổi dãy số, không như CMND. Một số tỉnh triển khai cấp CMND 12 số trước khi luật CCCD ra đời năm 2016 nên rất nhiều trường hợp CMND có 12 số chứ không phải CMND chỉ có loại 9 số. Như vậy, thủ tục cấp CCCD là cấp mới, không phải là cấp đổi.

Ngoài ra, khi nhận thẻ CCCD gắn chip mới bạn sẽ được cơ quan Công an cấp thêm tờ giấy xác nhận thay đổi số CMND 9 số qua CCCD 12 số. Trong tương lai, các cơ quan, doanh nghiệp sẽ có máy quét thẻ chip có thể cập nhật được sự thay đổi về số. 

Công an huyện Lục Ngạn, Bắc Giang thực hiện làm CCCD cho người dân (ảnh: CAH Lục Ngạn)


3. HỎI: Nhà ở một tỉnh mà hiện đang tạm trú địa phương khác thì làm CCCD ở đây luôn được không?

TRẢ LỜI: Được. Nhưng thời gian đầu thì chưa, do hệ thống dữ liệu chưa sẵn sàng 100%. Trong thời gian tới điều này hoàn toàn có thể thực hiện được. Còn bây giờ có hộ khẩu ở đâu thì người dân làm CCCD gắn chip ở địa phương đó.

4. HỎI: Làm CCCD mang theo thủ tục gì? Có nhanh không? 

TRẢ LỜI: Mang theo HỘ KHẨU và CMND CŨ để tra cứu thông tin. Cơ bản thông tin cá nhân của bạn đã được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, theo hộ khẩu và CMND cũ phục vụ cho việc tra cứu những trường hợp chưa cập nhật thông tin lên dữ liệu. Nhưng cứ mang theo cho chắc. 

Đến làm CCCD trải qua các thủ tục tra cứu thông tin, lăn tay, chụp ảnh tại chỗ. Quy trình mất khoảng 15 phút cho mỗi người.

5. HỎI: Có tốn phí làm CCCD hay không?

TRẢ LỜI: Có nhưng khi đến thực hiện thủ tục cấp mới thì chưa đóng. Khi nào nhận thẻ CCCD hoàn chỉnh mới đóng phí. Phí làm thẻ CCCD đang được giảm 50%.

 - Lệ phí cấp mới: 15.000đ;

 - Lệ phí cấp đổi: 25.000đ;

 - Lệ phí cấp lại: 35.000đ.

6. HỎI: Làm CCCD từ trước Tết tới giờ mà vẫn chưa nhận được thẻ? Vì sao vậy?

TRẢ LỜI: Hiện nay, số lượng làm CCCD tại các địa phương trên cả nước là rất lớn. Thông tin được Công an các địa phương thu thập chuyển ra Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội để sản xuất thẻ. Tuy nhiên, hiện cả nước cùng thực hiện một lúc nên thời gian lâu hơn quy định.

Các lực lượng chức năng đang nỗ lực hết sức để việc cấp thẻ được diễn ra nhanh, gọn. Trong lúc chờ đợi có thẻ, người dân vẫn có thể sử dụng CMND để giao dịch.

7. HỎI:  CMND của tôi sắp hết hạn, giờ tôi muốn lên xin cấp lại CMND mới thay vì CCCD được không?

TRẢ LỜI: Không được, hiện nay việc cấp CMND đã dừng. Toàn bộ các đơn vị, địa phương chuyển sang cấp mới CCCD.

8. HỎI: CCCD có hạn sử dụng không? Nghe nói phải thay đổi theo độ tuổi.

TRẢ LỜI: Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Như vậy, có 03 mốc tuổi phải đổi thẻ Căn cước công dân là: Đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Thời gian ban đầu triển khai có thể tập trung đông người sẽ khiến việc cấp CCCD phải chờ đợi, mong người dân kiên nhẫn, chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19 khi đi làm CCCD.

Tổng hợp/ CAX Đồng Phúc


Lịch thu nhận hồ sơ cấp CCCD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ ngày 08/3/2021 đến ngày 14/3/2021

 LỊCH THU NHẬN HỒ SƠ CẤP CĂN CƯỚC CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

(Từ ngày 08/3/2021 đến 14/3/2021)



STTĐơn vịThời gianThứ 2
Ngày 08/3/2021
Thứ 3
Ngày 09/3/2021
Thứ 4
Ngày 10/3/2021
Thứ 5
Ngày 11/3/2021
Thứ 6
Ngày 12/3/2021
Thứ 7
Ngày 13/3/2021
Chủ nhật
Ngày 14/3/2021
SĐT tiếp nhận phản ánh
01Phòng CSQLHC về TTXH Công an tỉnh Bắc GiangNgàyTổ 1: Trụ sở Cảnh sát CA tỉnh Bắc Giang (đường Hoàng Quốc Việt, P.Xương Giang)Máy đi cập nhật dữ liệuTổ 1: Trụ sở Cảnh sát, Công an tỉnh Bắc Giang (Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Xương Giang)0692589407
TốiTổ 1: Nhà văn hóa tổ dân phố số 1A phường Trần Nguyên HãnTổ 1: Nhà văn hóa tổ dân phố 2A phường Trần Nguyên HãnTổ 1: Nhà văn hóa tổ dân phố số 3 phường Trần Nguyên HãnTổ 1: Nhà văn hóa tổ dân phố số 9 phường Trần Nguyên HãnTổ 1: UBND phường Trần Nguyên Hãn 
sáng  Tổ 2: Sở Tài Chính  Tổ 2: Sở Xây dựngMáy đi cập nhật dữ liệu   Tổ 2: Trường THPT Giáp Hải  Tổ 2: Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở khoa học và công nghệ  Tổ 2: UBND phường Trần Nguyên Hãn
Chiều  Tổ 2: Sở Xây dựng  Tổ 2: Viện Kiểm Sát tỉnh
Tối  Tổ 2: Báo Bắc GiangTổ 2: Nhà văn hóa tổ dân phố số 1A phường Trần Nguyên Hãn Tổ 2: Nhà văn hóa tổ dân phố số 2A phường Trần Nguyên HãnTổ 2: Nhà văn hóa tổ dân phố số 3 phường Trần Nguyên HãnTổ 2: Nhà văn hóa tổ dân phố  số 9 phường Trần Nguyên HãnTổ 2: UBND phường Trần Nguyên Hãn
02Công an TP Bắc GiangNgàyUBND thành phố Bắc GiangTrường THPT Giáp HảiNgân hàng Nông nghiệp tỉnh Bắc GiangUBND xã Tân Mỹ0974370007
TốiUBND P. Ngô QuyềnUBND xã Tân Mỹ 
03Công an huyện Sơn ĐộngNgàyUBND xã Long Sơn; UBND xã Dương HưuUBND thị trấn Tây Yên TửTrường THPT Sơn Động số 01Trường THPT Sơn Động số 02Trạm Công an- Tổ dân phố 03, thị trấn An Châu0977679898
TốiTrạm Công an- Tổ dân phố 03, thị trấn An Châu 
04Công an huyện Lục NgạnNgàyTrụ sở Công an huyện Lục Ngạn; UBND xã Giáp SơnTrường dân tộc nội trú số 4Trường THPT Lục Ngạn số 04- UBND xã Biên Sơn- UBND xã Hộ ĐápTrụ sở Công an huyện Lục Ngạn0972693205
TốiTrụ sở Công an H. Lục Ngạn UBND xã Biên Sơn UBND xã Hộ ĐápTrụ sở Công an H. Lục Ngạn
05Công an huyện Lục NamNgàyTrường THPT Phương SơnUBND xã Bảo SơnUBND xã Thanh LâmUBND xã Bảo ĐàiBộ phận 1 cửa UBND huyện Lục Nam0973907288
TốiUBND xã Phương SơnNhà văn hóa phố Bình Minh, thị trấn Đồi Ngô
06Công an huyện Lạng GiangNgàyTrụ sở Công an huyện Lạng GiangNhà Văn hóa phố Vôi, thị trấn VôiTrụ sở Công an huyện Lạng Giang; UBND xã Mỹ TháiNhà Văn hóa tổ dân phố Nguyễn, thị trấn VôiTrụ sở Công an huyện Lạng Giang; UBND thị trấn VôiTrụ sở Công an huyện Lạng Giang0973241286
TốiTrụ sở Công an huyện Lạng Giang 
07Công an huyện Yên ThếNgàyNhà văn hóa thôn An Thành, xã An ThượngUBND xã An ThượngTrụ sở Công an huyện Yên Thế0813451988
TốiUBND xã An ThượngTrụ sở Công an huyện Yên Thế
08Công an huyện Tân YênNgàyTrường THPT Tân Yên Số 2Trường THPT Nhã NamTrụ sở Công an huyện Tân Yên02043878205
TốiUBND xã Song VânTrường
THPT Nhã Nam
Trụ sở Công an huyện Tân Yên
09Công an huyện Hiệp HòaNgàyTrường PTTH Hiệp Hòa số 01Trung tâm GDTX huyện Hiệp HòaTrụ sở Công an huyện Hiệp Hòa0964812999
TốiTrụ sở Công an huyện Hiệp Hòa 
10Công an huyện Việt YênNgày- UBND thị trấn Bích Động; Tổ dân phố thôn Vàng, thị trấn Bích Động0936999369
Tối- UBND thị trấn Bích Động; Tổ dân phố thôn Vàng, thị trấn Bích Động
11Công an huyện Yên DũngNgàyTrường THPT Yên Dũng số 2Trụ sở Công an huyện Yên DũngTrường THPT Yên Dũng số 2Trường THPT Yên Dũng số 2366577744
TốiUBND thị trấn Tân An 
 

Theo Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH/ Công an tỉnh Bắc Giang

Tất cả các huyện của Bắc Giang “thoát cấm” XKLĐ Hàn Quốc - EPS năm 2020
 Sau khi thống nhất với phía Hàn Quốc về việc tạm dừng một số địa phương có tình trạng lao động ở lại cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao, ngày 05/6/2020 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn số 2025/LĐTBXH - QLLĐNN về tạm dừng tuyển chọn lao động theo Chương trình EPS năm 2020 tại một số địa phương, theo đó có 10 quận/huyện thuộc 5 tỉnh/thành phố trong danh sách tạm dừng tuyển chọn năm 2020.

Theo đó, Bắc Giang không có huyện nào nằm trong danh sách này. Trước đó, năm 2019, Bắc Giang có 3 huyện (Lục Nam, Yên Dũng và Lạng Giang) trong tổng số 40 huyện bị tạm dừng tuyển chọn, do có số lượng người lao động bất hợp pháp vượt quá 60 người, cụ thể Lục Nam có 180 người, Yên Dũng có 92 người, Lạng Giang có 62 người (số liệu tính đến 31/01/2019). Đây là cơ hội cho người lao động làm việc hợp pháp chính thức tại Hàn Quốc theo chương trình này.


Bên cạnh đó cũng nêu 21 quận/huyện có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 28% trở lên và một số địa phương có nhiều lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc để đề nghị các địa phương có các biện pháp tuyên truyền, vận động lao động đang cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước, người lao động hết hạn hợp đồng lao động về nước đúng hạn.

Danh sách các huyện bị cấm theo Công văn số 2025/LĐTBXH - QLLĐNN:
(Ảnh Tiếng Hàn Lập Nghiệp)

Các quận/huyện có tỷ lệ lao động không về nước đúng thời hạn và số lượng cư trú bất hợp pháp cao:
(Ảnh Tiếng Hàn Lập Nghiệp)


Bạn có thể tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình XKLĐ Hàn Quốc – EPS tại đây: 

Minh Anh/Bắc Giang 24h

8X Bắc Giang - từ giảng viên Đại học trở thành CEO doanh nghiệp triệu đô
Sau 5 năm từ bỏ vị trí giảng viên Đại học bao người mơ ước để lấn sân sang lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, CEO trẻ Nguyễn Quang Đức kể lại hành trình gian nan đó với triết lý: "Những công việc xuất phát từ tâm thì lúc nào cũng thành công!"

Nói về những ngày đầu lấn sân sang sự nghiệp kinh doanh, CEO 8X nhớ lại, cũng như con sâu được thoát khỏi cái "kén" của sự ổn định, anh lúc đó như một chiến sĩ hừng hực khí thế ra chiến trường đương đầu với chông gai phía trước.
Ít ai nghĩ được Anh Nguyễn Quang Đức – CEO của Hệ thống Học viện ngôn ngữ ICO (ICOLanguage) lớn lại từng là một người giảng viên ngành kỹ thuật, không có một chút gì liên quan đến ngoại ngữ, hay kinh tế.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, xung quanh xóm làng không nhiều người có điều kiện để đi học. Thấu hiểu được sự vất vả của gia đình và mọi người, chàng trai ấy đã quyết tâm học hành giỏi giang để sau này trở thành người có ích cho xã hội, đỡ đần bố mẹ, giúp đỡ quê hương.
Tháng 9/2009 ở tuổi 23 vừa tốt nghiệp Đại học, rất nhanh chóng anh được bổ nhiệm làm giảng viên tại trường với thành tích học tập đáng nể. Vậy là ước mơ đã trở thành sự thật.
"Năm 23 tuổi khi đã trở thành một người giảng viên ngành kỹ thuật, tôi tự hứa sẽ cống hiến hết sức mình cho nền giáo dục Việt Nam. Ở cái thời lúc bấy giờ, nghề giáo được tôn trọng bậc nhất, bố mẹ, họ hàng tôi cũng được hàng xóm yêu quý hơn."
Anh hồi tưởng lại.
Ròng rã suốt 5 năm cống hiến cho nghề trồng người, chàng trai 8X lúc ấy đang có một cuộc sống nhiều người mơ ước: Gia đình nhỏ, bố mẹ, sự tôn trọng mọi người, thu nhập dư dả.
"Điều khiến tôi trăn trở và quyết định chia tay trường đại học là vì hàng năm chứng kiến nhiều lứa sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc làm trái ngành. Nhu cầu thị trường thì nhiều chứ, nhưng cái sinh viên chúng tôi thiếu đó là ngoại ngữ." Anh chia sẻ.
Chính sự dằn vặt đó đã thôi thúc anh đi tìm giải pháp việc làm cho chính sinh viên của anh nói riêng và sinh viên ra trường nói chung.
Cuộc gặp gỡ định mệnh với những người cùng chung lý tưởng

CEO Nguyễn Quang Đức chụp ảnh kỷ niệm cùng ông Trần Trọng Toàn - nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hàn Quốc

Đang trong giai đoạn trăn trở với trăm ngàn những suy tư về việc làm cho sinh viên của mình, anh đã có may mắn gặp được những người có tâm có tầm nhất trong lĩnh vực đào tạo và cung ứng nhân lực ở Việt Nam. Sau những cuộc trao đổi đầy hứng khởi về tương lai phát triển nguồn nhân lực ở nước nhà, anh đã tìm thấy được những con người cùng chung mục đích cùng chung chí hướng. Tự nhủ rằng cơ hội chỉ đến với ta vài lần trong đời, anh đã đưa ra quyết định lớn nhất cuộc đời mình: Từ bỏ con đường giảng viên đại học ở tuổi 28.
Mặc kệ sự phản đối từ phía gia đình, sự tiếc nuối từ họ hàng, làng xóm. Anh nhất định phải thay đổi!
"Thoát ra khỏi lũy tre làng là điều mà không ai dám nghĩ lúc bấy giờ, nhưng tôi phải làm vì tương lai sinh viên của tôi" Anh chia sẻ.
Bước vào nghề mới – từ một thầy giáo kỹ thuật, anh trở thành Giám đốc điều hành của một trung tâm ngoại ngữ với quy mô nhỏ lẻ. Thời gian đầu có những hôm 10 giờ mới bắt đầu từ trung tâm về nhà. Đói, mệt nhưng mà thấy yêu nghề lắm. Vì mỗi học sinh lựa chọn con đường mình dồn bao tâm huyết xây dựng nên là coi như cánh cửa tương lai rộng mở thật sự.
"Tôi làm nghề cung ứng nhân lực không phải nghề tuyển sinh, mục đích cuối cùng của tôi là tạo ra công ăn việc làm cho học sinh của tôi sau này bằng chính những gì Việt Nam đang thiếu – đó là ngoại ngữ" Anh khẳng định.
Bằng năng lực của mình tại nơi làm mới, anh nhanh chóng có chỗ đứng, niềm tin của học viên về đào tạo ngoại ngữ để lập nghiệp. Thứ ngoại ngữ anh hướng tới không phải là tiếng Anh nữa, đó là tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung.
Trả lời cho câu hỏi vì sao lại lựa chọn tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung, anh chỉ ra rằng: "Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc là 3 đất nước có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, vốn đầu tư nhiều nhất. Nếu sớm học 3 thứ tiếng đó thì cơ hội việc làm cho sinh viên là rất lớn".
Những ngày đầu cùng đồng đội ra thành lập Hệ thống học viện ngôn ngữ là những ngày gian khổ nhất cũng là những ngày đáng nhớ nhất.
"Lúc đó chúng tôi có 2 người, phải đi ngồi nhờ văn phòng của một tập đoàn trên đường Trần Quốc Hoàn.. Bài toán tìm địa điểm để nhân viên làm việc và học viên học cũng thật đau đầu. Hết sự cố này đến sự cố khác. Học viên lúc đó phải học nhờ ở Trường cán bộ hội nông dân. Trời nóng bức mà không có điều hòa, đèn thì hỏng. Nhìn anh em làm việc trong môi trường thiếu thốn đã khiến tôi phải nhanh chóng tìm địa điểm hợp lý cho học sinh học, mà còn thoải mái cho anh em làm việc. Sau hơn 5 tháng với đủ thứ trớ trêu, chúng tôi cũng đã có được ngôi nhà 8 tầng khang trang bây giờ. Mừng lắm!"

Bây giờ đây, với mỗi lứa học sinh tốt nghiệp tại Hệ thống Học viện ngôn ngữ của anh, anh vẫn nói với đồng đội của mình phải "Đồng hành trọn vẹn" với từng học sinh. Theo sát học sinh cho đến khi lập nghiệp thành công.
Năm 2019, Hệ thống Học viện ngôn ngữ của anh đã phủ sóng cả nước Việt Nam với hơn 40 phân viện với tổng giá trị lên đến vài triệu đô, đào tạo ra hàng ngàn học sinh mỗi năm. Và luôn luôn được phụ huynh và học sinh khắp đất nước tin tưởng.
Câu chuyện của Nguyễn Quang Đức đã truyền động lực cho rất nhiều người, đặc biệt anh là nguồn cảm hứng cho đồng nghiệp, học sinh phấn đấu không ngừng với những lý tưởng lớn. Chỉ cần bạn muốn và dám làm, việc làm của bạn có giá trị đối với xã hội. Thì chắc chắn bạn sẽ thành công.
Để được tìm hiểu chi tiết hơn về chương trình đào tạo tại Học viện Ngôn ngữ ICO, quý độc giả có thể tham khảo và đăng ký tư vấn tại: https://bit.ly/3hcH25c
 THÔNG TIN LIÊN HỆ
HỌC VIỆN NGÔN NGỮ ICO - ICOLANGUAGE
☎️ Hotline: 0977690005 (Zalo, call, SMS)
🏤 Địa chỉ Cơ sở đào tạo:
📍 Cơ sở 1: Số 75 Dương Khuê, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
📍 Cơ sở 2: Tầng 6 – Tòa nhà New Skyline, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
Và hơn 40 chi nhánh tại các tỉnh/TP
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Bắc Giang: hơn 100 người nhập viện nghi ngộ độc cỗ cưới

Một nguồn tin của Y tế 24h cho hay: Trưa nay (23/6) tại thôn Đồi Chùa, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, Bắc Giang xảy ra 1 vụ nghi ngộ độc thực phẩm trong đám cưới.

Vụ việc khiến hơn 100 người phải nhập viện tại Bệnh viện đa khoa huyện Tân Yên (Bắc Giang). Trong số những người đi viện có cả người già và trẻ nhỏ. Đặc biệt, có hai trường hợp nặng phải chuyển lên bệnh viện tỉnh.
Bắc Giang: hơn 100 người nhập viện nghi ngộ độc cỗ cưới - Ảnh 1.
Bắc Giang: hơn 100 người nhập viện nghi ngộ độc cỗ cưới - Ảnh 2.
Bắc Giang: hơn 100 người nhập viện nghi ngộ độc cỗ cưới - Ảnh 3.
Hiện nguyên nhân vẫn đang được cơ quan chức năng tìm hiểu, song bước đầu nghi do ngộ độc bánh dày. Kiểm tra ban đầu tại cơ sở sản xuất bánh dày này, cơ quan chức năng phát hiện một số phụ gia không rõ nguồn gốc, không rõ hạn sử dụng...
Bắc Giang: hơn 100 người nhập viện nghi ngộ độc cỗ cưới - Ảnh 4.
Y tế 24h sẽ tiếp tục cập nhật..
Theo VTV.vn
Rớt nước mắt Cụ bà 83 tuổi còng lưng, lượm ve chai hàng đêm trên phố Bắc Giang nuôi cháu ăn học

Bà cụ lưng còng lặng lẽ nhặt ve chai trong đêm ở Bắc Giang

Giữa phố xá về đêm thưa thớt xe cộ, tiếng còi xe cũng vắng hơn, tiếng trò chuyện ngắt quãng, mọi người bắt đầu thu dọn trở về nhà thì hình ảnh bà cụ già lưng còng lặng lẽ đẩy chiếc xe chở ve chai, bìa carton bước từng bước chậm chạp chẳng ai chú ý đến.
Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 1.
Bà cụ hơn 80 tuổi lặng lẽ mưu sinh trên phố trong đêm

Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 2.

Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 2.
Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 2.
Hình ảnh bà cụ miệt mài mưu sinh trong đêm ấy lại vô tình lọt vào ống kính của một nhiếp ảnh trẻ. Những khoảnh khắc bình dị của bà cụ được chàng nhiếp ảnh ghi lại và chia sẻ lên mạng xã hội đã khiến nhiều người không khỏi xúc động. 
Bởi ở tuổi của bà, chắc hẳn nên ở nhà vui vầy bên con cháu, an hưởng tuổi già chứ không phải vất vả mưu sinh, đi nhặt nhạnh từng chiếc chai nhựa, tấm bìa carton hay mẩu giấy ai đó bỏ đi nữa. 

Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 3.

Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 3.
Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 3.
Những hình ảnh chân thật về cuộc sống mưu sinh của cụ được một nhiếp ảnh trẻ ghi lại.
"Tôi gặp bà vào 22h đêm khi đang trên đường đi làm về. Đường phố Bắc Giang lúc này đã vắng dần xe cộ, những bóng người cũng thưa dần để trở về nhà đoàn tụ với gia đình. Còn bà vẫn dáng vẻ gầy gò, lưng còng, cặm cụi đẩy chiếc xe rác để nhặc từng mảnh rác một cho lên xe.
Bà bắt đầu đẩy chiếc xe mà tôi đoán nó nặng hơn cả người bà. Tôi biết bà mệt vì tuổi bà cũng cao rồi mà. Bà luôn cố gắng cười và cố tỏ ra mình đang thư thái. Nhưng sâu trong đôi mắt bà chất chứa điều gì đó mà tôi không biết, tôi chỉ biết ánh mắt bà rưng rưng. Bà tiếp tục đẩy, tiếp tục nhặt và bà tiếp tục cười. Đang đẩy xe bà mệt quá ngồi lại 1 chỗ. Bà mệt rồi.... con biết.
Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 4.

Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 5.
Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 5.
Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 5.

Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 5.
Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 5.
Chiếc lưng vốn đã còng nay lại càng còng hơn vì ngày nào cụ cũng phải khom lưng cúi mình nhặt rác.
Tôi hỏi bà năm nay bà bao tuổi rồi ạ? Bà đáp năm nay bà 83 tuổi rồi. Ở cái tuổi thập cổ lai hi. Ở cái tuổi mà đáng lý ra bà đang được các con các cháu chăm sóc thì 10h đêm bà vẫn phải đi từng ngõ ngách để nhặt chút ve chai một. Bà kể bà phải nuôi 2 đứa cháu. Các con bà đều mất cả rồi.
Nghe đến đây tôi lặng người. Tay run run. Tôi muốn khóc vì cảm động. Nhưng không được tôi xấu hổ và tôi cũng thấy ở bà có 1 cái gì đó rất lạc quan. Bà lạc quan, bà vẫn cười, sao tôi có thể khóc được? Và cứ thế bà lại đẩy xe tiếp và nhặt rác còn tôi lại tiếp tục ghi lại khoảnh khắc của bà. Lưng bà đã còng rồi, lại còn yếu nữa. sao có thể cúi mãi xuống được. Vậy mà bà vẫn cúi xuống nhặt từng mảnh rác, từng cái túi nylon. Bà đẩy xe ai đi qua nhìn , bà cũng cười với họ 1 cái...", những chia sẻ của nhiếp ảnh gia Kun Mon về bà cụ cũng là nhân vật chính trong bộ ảnh anh vừa chụp lại.

Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 6.
Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 6.

Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 6.
Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 6.
Đôi tay đen sạm, chẳng chịt những vết xước cùng đôi chân hao gầy vẫn ngày ngày lê bước kiếm sống trên từng con phố nhỏ. 
Sau khi xem bộ ảnh, rất nhiều câu hỏi đặt ra: Hoàn cảnh cụ thế nào? Con cháu, gia 
đình cụ đâu mà để cụ vất vả đến tận tuổi xế chiều như vậy?
Tài khoản Yen Hoang cũng đã để lại bình luận chia sẻ về hoàn cảnh của bà để mọi người được rõ hơn, "Bà có 2 người con, 1 trai 1 gái. Người con gái thần kinh không bình thường đã mất. Người con trai lấy vợ, nhưng người vợ đã bỏ đi lâu nay. Thời gian trước, bà dong duổi khắp các nhà xin nước gạo về nuôi lợn, để nuôi người con trai rượu chè say xỉn suốt ngày không làm ăn gì lại hay mắng chửi bà và nuôi một cô cháu gái nội đi học. Nhiều hôm mưa rào, bà vẫn mặc áo mưa đội trời lấy nước gạo. Nhưng con trai bà cũng bị cảm đã mất cách đây không lâu. 
Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 7.
Bà bảo giờ con trai mất bà không đi lấy nước gạo nữa, giờ bà chỉ đi lượm ve chai, kiếm đồng ra đồng vào nuôi cháu gái học xong cấp 3. Số phận bà cơ cực hẩm hiu bất hạnh lắm. Nay bà cũng khoảng hơn 80 rồi. Đêm khuya bà cũng vẫn đi lượm ve chai. Các bạn có lòng thì qua giúp bà, nhà bà ở trong ngõ Thánh Thiên". 

"Mai cháu có qua đây nữa không?"

Chia sẻ thêm với chúng tôi, anh Đoàn Quang (Kun Mon) chàng nhiếp ảnh đã ghi lại những khoảnh khắc bình dị của bà cụ nhặt ve chai cho biết, anh đã giơ máy chụp lại những hình ảnh của bà vào đêm qua trên đường phố Bắc Giang, khi đang thực hiện một job ảnh khác."Ban đầu mình có ý định xin bà chụp ảnh và cố tình set up một số khoảnh khắc để chụp một câu chuyện về bà. Thế nhưng, khi thấy bà tuổi đã cao, lưng lại còng còn rạp người nên mỗi lần cúi xuống nhặt ve chai rất khó khăn. Thấy thương bà nên sau đó mình chỉ giơ máy và bấm chụp, ghi lại những khoảnh khắc tự nhiên và rất đỗi bình thường của bà". 
Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 8.
"Vì nó là mưu sinh, là công việc hàng ngày của bà nên mọi thứ khá thuận lợi. Thấy bà già rồi vẫn phải vất vả kiếm sống mình rất xúc động và thương cảm. Khi mình ngồi trò chuyện với bà, một số người dân biết hoàn cảnh của bà cũng đến biếu bà chút tiền để thêm vào lo toan cho cuộc sống nhưng bà vẫn lắc đầu từ chối, phải nói nhiều lần bà mới nhận", Kun Mon chia sẻ. 
Bên cạnh đó, chàng nhiếp ảnh trẻ này cũng chia sẻ thêm, "Chỉ với 15 phút theo chân và ghi lại những khoảnh khắc này của bà cụ mình mới thấy hết được sự vất vả của bà. Mình chỉ mong sau bộ ảnh này sẽ có nhiều người biết đến và giúp đỡ thêm cho bà không chỉ về vật chất mà cả tinh thần". 

Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 9.
Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 9.

Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 9.
Kun Mon cũng cho biết, bản thân anh cũng sẽ sắp xếp thời gian để quay lại thăm bà cụ, bởi cả cuộc trò chuyện tối qua, bà vẫn không quên hỏi anh, "Mai các cháu có đến nữa không?". 
"Mình chẳng hứa trước nhưng nụ cười lạc quan và câu nói của bà vẫn khiến mình ấn tượng không thôi. Mình chắc chắn sẽ quay lại thăm bà và hỗ trợ bà trong khả năng có thể". 
Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 10.
Nụ cười lạc quan của bà cụ sau cả ngày mưu sinh nhọc nhằn
Giữa nhịp sống hối hả, bà cụ hàng ngày vẫn lặng lẽ mưu sinh bên chiếc xe ve chai để kiếm những đồng tiền ít ỏi. Nếu có thể, bạn hãy giúp đỡ cụ một chút nhé!
Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 11.
Rơi nước mắt bộ ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng vất vả đi nhặt rác trong đêm để nuôi 2 người cháu ở Bắc Giang - Ảnh 12.
Bà cụ bên chiếc xe rác không quên quay lại nhìn theo bóng chàng nhiếp ảnh trẻ