Đề nghị công an vào cuộc vụ cây thông Noel "khủng" nhất Bắc Giang bị phá tan tác
Chỉ sau đêm 24/12, cây thông Noel khổng lồ được đặt tại trung tâm Quảng trường 3 - 2 TP. Bắc Giang đã bị người dân thiếu ý thức phá tơi tả.

Theo thông tin trên báo Bắc Giang, lần đầu tiên tại TP Bắc Giang có cây thông Noel cao 15m, đường kính 7m, trang trí bằng nhiều dải hạt trân châu, đèn led, thu hút hàng nghìn người dân tham quan, tận hưởng không khí mừng Giáng sinh.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Văn hoá - Thể thao TP Bắc Giang cho biết: "Dự kiến cây thông Noel được trưng bày tại khu vực Quảng trường đến hết Tết dương lịch.
Hàng ngày, Trung tâm cử 2 cán bộ bảo vệ tại đây từ 5 giờ chiều đến 10 giờ đêm. Sau Tết dương lịch, toàn bộ hạng mục của cây thông sẽ được tháo dỡ, cất giữ để phục vụ cho các hoạt động khác".


Tại vị trí đặt cây thông khổng lồ này, đơn vị quản lý có trưng tấm biển to với dòng chữ “Vui lòng không trèo qua hàng rào", tuy nhiên, nhiều người dân vẫn bỏ qua lời nhắc, đứng hẳn vào trong hàng rào chụp ảnh, lấy hộp quà, gỡ, bẻ bóng đèn rất phản cảm.

Chỉ sau một đêm, sáng ngày 25/12, tại khu vực trưng bày cây thông Noel, hàng rào chắn bị xô đổ, các vỏ hộp quà bị xé rách, nhiều bóng đèn led trên cây thông bị lấy mất.

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, Trưởng phòng Văn hóa thông tin TP Bắc Giang cho biết sẽ đề nghị cơ quan công an trích xuất camera xác định những cá nhân nào có hành vi phá cây thông Noel để tuyên truyền nhắc nhở, phê bình.

Trả lời PV về thông tin cho rằng kinh phí để dựng cây thông khổng lồ này lên đến 300 triệu đồng, vị Trưởng phòng Văn hóa thông tin TP Bắc Giang cho biết số tiền này từ nguồn xã hội hóa, cụ thể là bao nhiêu sẽ cho kiểm tra lại.

Bắc Giang: UBND huyện Lạng Giang bị khởi kiện ra tòa vì hủy sổ đỏ của dân
BGQHT- Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã nhận đơn khởi kiện UBND H.Lạng Giang, Chủ tịch UBND H.Lạng Giang do ban hành Quyết định hủy sổ đỏ của người dân.
Ngày 16/11/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành văn bản số 218/2017/GXN/TA xác nhận đã tiếp nhận Đơn khởi kiện của ông Nguyễn Quốc Khánh trú tại thôn Phú Độ, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Theo đơn khởi kiện của ông Khánh gửi Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, người bị kiện là Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang), đại diện là ông Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Lạng Giang.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa - Chủ tịch UBND huyện Lạng Giang. (Ảnh nguồn: BGP/Nguyễn An).

Đối tượng bị kiện là Quyết định 715/QĐ-UBND ban hành ngày 29/09/2017 của UBND huyện Lạng Giang “Về việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của hộ bà Nguyễn Thị Khanh, ông Nguyễn Quốc Khánh trú tại thôn Phú Độ, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang".
Tiến trình sự việc được ông Khánh cho biết như sau: Ngày 22/12/2003 bà Nguyễn Thị Khanh (mẹ ông Khánh) được UBND Huyện Lạng Giang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ 237481 cho thửa đất số 45, tại địa chỉ Thôn Phú Độ, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang diện tích 1.641m2.
Ngày 13/04/2016, bà Khanh lập Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho ông Khánh. Chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã xác nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Quốc Khánh tại trang 04 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ 237481. Người ký xác nhận là ông Nguyễn Văn Thể - Giám đốc chi nhánh.
Đến ngày 20/01/2017,  UBND huyện Lạng Giang có Thông báo số 71/UBND-TNMT “V/v thông báo kết quả thẩm tra trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất” kết luận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ 237481 cấp trái pháp luật, không đúng trình tự thủ tục, UBND huyện Lạng Giang sẽ tiến hành thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Khánh.

Ông Khánh đã khiếu nại Thông báo này, đến ngày 06/06/2017 UBND huyện Lạng Giang có Văn bản số 657/UBND-TNMT “V/v trả lời đơn của công dân” với nội dung giữ nguyên Thông báo số 71/UBND-TNMT.
Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành văn bản xác nhận đã nhận đơn khởi kiện của ông Nguyễn Quốc Khánh.

Ngày 29/09/2017 Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang ban hành Quyết định 715/QĐ-UBND  “Về việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ bà Nguyễn Thị Khanh, ông Nguyễn Quốc Khánh trú tại thôn Phú Độ, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Theo văn bản số 218/2017/GXN/TA, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang sẽ tiến hành xem xét đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

Điều dư luận quan tâm là cùng với việc UBND huyện Lạng Giang bị khởi kiện ra tòa thì những lãnh đạo, cán bộ liên quan đến việc cấp cuốn sổ đỏ mà UBND huyện Lạng Giang cho rằng sai phạm đã bị xử lý ra sao?

Được biết, ngày 5/5/2016, ông Nguyễn Văn Thể - Giám đốc chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã ký xác nhận vào trang 04 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ 237481.
Theo Trương Tam - Lý Tứ/Pháp luật Plus 

Miền Bắc đón đợt rét mạnh nhất từ đầu mùa Đông cuối tuần này
Chuyên gia khí tượng thủy văn cho biết, cuối tuần này miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh với cường độ rất mạnh kể từ đầu mùa Đông đến nay, gây ra đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng và kéo dài đến hết tuần sau.
Ngay từ đầu tuần này, thời tiết ở miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã xuất hiện mưa rét, điều này ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, theo cơ quan khí tượng thủy văn, cuối tuần này, miền Bắc còn đón đợt không khí lạnh với cường độ rất mạnh kể từ đầu mùa Đông đến nay, sẽ làm nhiệt độ trên toàn Bắc Bộ giảm mạnh, xuất hiện rét đậm, rét hại.

Tình trạng mưa rét sẽ kéo dài đến hết tuần ở Bắc Bộ. Ảnh: Tiến Tuấn/Zing.vn

Ông Hoàng Phúc Lâm, Trưởng phòng Dự báo khí tượng hạn vừa, hạn dài (Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương) cho biết: Đặc điểm của đợt không khí lạnh này ở miền Bắc là nhiệt độ giảm sâu về đêm và sáng sớm, với nhiệt độ thấp nhất ở vùng đồng bằng, trong đó có thủ đô Hà Nội và trung du ở mức từ 8 - 11 độ C (mức nhiệt thấp nhất kể từ đầu mùa Đông đến nay); vùng núi nhiệt độ thấp hơn khoảng 2 - 3 độ C, trong đó, những nơi có địa hình núi cao như trên đỉnh Phan Xi Păng, Sa Pa, Mẫu Sơn, Sìn Hồ… nhiệt độ có thể giảm xuống mức 1 - 3 độ C, thậm chí có nơi sẽ có khả năng xuất hiện băng giá.

Cũng theo ông Lâm, do đợt này miền Bắc nằm sâu trong khối không khí lạnh và khô nên ban ngày trời có nắng hanh với độ ẩm không khí giảm xuống rất thấp, nhiệt độ buổi trưa và chiều có thể tăng nhanh lên mức 17 - 20 độ C. Với các khu vực vùng núi cao, dù có nắng nhưng nhiệt độ vẫn ở mức thấp, phổ biến dưới 10 độ C, có nơi chỉ 5 - 7 độ C.

Tại Thủ đô Hà Nội, nhiệt độ sẽ bắt đầu giảm mạnh kể từ đêm 16/12, xuống mức xấp xỉ 10 độ C và sau đó còn tiếp tục giảm nhẹ trong đêm 17/12 và đêm 18/12. Cũng như các tỉnh thành khác ở Bắc Bộ, tại Hà Nội sau khoảng thời gian rét vào đêm và sáng sớm thì từ khoảng sau 8h sáng, nắng lên, nhiệt độ sẽ tăng nhanh lên mức 12-13 độ C, cảm giác rét giảm nhanh từ khoảng sau 10h trưa.

“Do không khí lạnh liên tiếp tăng cường nên đợt rét này có thể kéo dài cả tuần. Như tôi đã phân tích ở phần trên, do nhiệt độ giảm mạnh về đêm và sáng và ban ngày có nắng nên chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất cao, chúng ta cần sử dụng trang phục phù hợp với kiểu thời tiết này, đó là mặc ấm nếu phải ra đường vào buổi sáng sớm; nhưng đến trưa, khi trời nắng và ấm hơn thì có thể bỏ bớt áo khoác và cũng nên uống đủ nước do độ ẩm không khí sẽ giảm xuống mức rất thấp, 40 - 50%” – ông Lâm lưu ý.

Nguyễn Dương/Dân trí
Bắc Giang: Một trẻ mầm non ở Hiệp Hòa bị đánh tím người trong giờ ngủ trưa tại trường
TTBG- Trong giờ ngủ trưa ngày 01/12/2017, tại khu lẻ thôn Bình Dương, thuộc Trường Mầm non Ngọc Sơn (Hiệp Hòa) xảy ra sự việc cháu Lê Thùy Dương (SN 2013) bị đánh với nhiều vết bầm tím trên cơ thể. 

Cháu Dương bị đánh bằng gậy nhựa tập thể dục

Ông Tạ Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa (phải) thăm cháu Dương tại Bệnh viện Đa khoa huyện.

Chị Nguyễn Thị Ánh, mẹ của Dương cho biết, khoảng 18 giờ ngày 01/12, chị đi làm về thấy mặt con gái bị sưng và nói bị bạn ở lớp đánh. Khi kiểm tra, gia đình còn phát hiện trên cơ thể của con có nhiều vết thâm tím. Ngay sau đó, gia đình đã đưa cháu đi khám và hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hiệp Hòa. Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Ngoại Chấn thương (Bệnh viện Đa khoa Hiệp Hòa) trực tiếp thăm khám cho cháu Dương cho biết, khi tiếp nhận, cơ thể bệnh nhân có nhiều vết thâm tím ở vùng đùi, bụng và mặt, có biểu hiện sợ sệt, hoảng loạn, hay quấy khóc. Các bác sĩ xác định cháu bị chấn thương phần mềm do tác động từ bên ngoài. Sau vài ngày điều trị tích cực, đến nay tinh thần của cháu tiến triển tốt, các vết thâm tím đã mờ dần. Trao đổi với phóng viên ngày 6/12, chị Ánh nói: “Thấy con bị đánh đau như thế chúng tôi rất xót xa, mong cơ quan chức năng làm rõ, xử lý nghiêm những người liên quan”.
Làm việc với hai cô giáo Nguyễn Thị Trường, chủ nhiệm lớp mẫu giáo 4 tuổi (Dương đang học) và Phạm Thị Hương, phụ trách lớp 5 tuổi được biết, sau khi cho học sinh ngủ trưa, các cô sang lớp 3 tuổi ăn cơm. Nghe có tiếng học sinh khóc, cô Trường nhờ cô Hương qua kiểm tra thấy cháu Dương không ngủ mà đang đứng khóc và nói bị các bạn lấy gậy nhựa dùng để tập thể dục đánh. Chiều cùng ngày, khi bàn giao trẻ cho gia đình, giáo viên chủ nhiệm lớp đã thông báo với ông nội của Dương.

Khoảng 11 giờ ngày 5/12, trên facebook cá nhân,  anh Lê Xuân Nhật - bố cháu Dương có đăng video đối thoại giữa chị Ánh và con với nội dung phản ánh cháu bị các bạn và cô giáo đánh.

Sẽ xử lý nghiêm cá nhân vi phạm

Trước vụ việc trên, gia đình thông tin với giáo viên chủ nhiệm, lãnh đạo nhà trường và chính quyền địa phương. Cùng đó, Ban Giám hiệu Trường Mầm non Ngọc Sơn báo cáo lãnh đạo UBND xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hiệp Hòa đồng thời yêu cầu các cá nhân làm bản tường trình. Theo đó, cả hai đơn vị này đều thành lập tổ kiểm tra, xử lý vụ việc. Ông Dương Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn khẳng định: “Qua kiểm tra, xác minh bước đầu xác định có 4 cháu cùng lớp đã tát vào má, dùng gậy nhựa tập thể dục đánh bạn”.  Kết quả này cũng trùng với kết quả xác minh của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.
Lớp mẫu giáo 4 tuổi nơi cháu Lê Thùy Dương đang học tại khu lẻ thôn Bình Dương, xã Ngọc Sơn.

Vừa qua, đại diện lãnh đạo UBND huyện Hiệp Hòa, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu Trường Mầm non Ngọc Sơn và giáo viên dạy ở điểm lẻ Bình Dương đã đến thăm hỏi cháu bé. Ông Nguyễn Văn Nghị, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết, giáo viên trực tiếp phụ trách các lớp khu lẻ Bình Dương đã không thực hiện nhiệm vụ trông trẻ theo quy định nên mới để xảy ra sự việc đáng tiếc. Phòng sẽ yêu cầu kiểm điểm và xử lý nghiêm đối với trường hợp này.

Trước thông tin cô giáo đánh cháu Dương, ông Phạm Văn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa cho biết, hiện Công an huyện và các ngành chức năng đã vào cuộc xác minh. UBND huyện sẽ công bố công khai kết quả trước công luận ngay sau khi làm rõ sự việc.

Được biết, UBND huyện Hiệp Hòa đã chỉ đạo phòng chuyên môn và yêu cầu giáo viên các trường mầm non trong toàn huyện nghiêm túc rút kinh nghiệm. Sự việc cháu bé ở Trường Mầm non Ngọc Sơn bị đánh là bài học sâu sắc đối với cán bộ, giáo viên về tinh thần, thái độ, trách nhiệm trong chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo đảm an toàn cho trẻ ở trường mầm non.
Ngày 6/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa kiểm tra, làm rõ thông tin cháu bé bị đánh ở Trường Mầm non Ngọc Sơn; kết quả báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh chậm nhất ngày 8/12/2017.


Theo Nhóm PV/Báo Bắc Giang
Bắc Giang: Bắt 25 đối tượng đánh bạc, thu giữ 150 triệu đồng
BGQHT- Chiều 26/11/2017, tại gia đình Nông Văn Mạnh (SN 1982) ở thôn Hương Thân, xã Hương Sơn, Công an huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) bắt quả tang 25 đối tượng có hành vi đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa.

Ảnh minh họa
Tại sới bạc, cơ quan công an thu giữ 150 triệu đồng, 40 điện thoại di động, 40 xe máy và nhiều tang vật liên quan.
Ảnh minh họa

Công an huyện Lạng Giang cho biết đây là sới bạc có quy mô lớn, hoạt động rất tinh vi. Khi các con bạc trong tỉnh và ở các địa phương khác như Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương đến chơi, đối tượng Nông Văn Mạnh - người đứng ra tổ chức sới bạc đã cắt cử 5 người sử dụng bộ đàm cảnh giới trên các trục đường chính từ đầu làng, thấy có động tĩnh các đối tượng sẽ thông báo về để các con bạc tẩu thoát. Vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Theo BGĐT

Bắc Giang: Kỳ án “giết mẹ” mù lòa vì 1,5 chỉ vàng
BGQHT - “Phượng cầm dao tay phải ra đứng ở cạnh giường bà Vui (mẹ của Phượng - PV) đang nằm, vị trí gần về phía đầu giường rồi giơ dao lên chém liên tiếp nhiều nhát từ trên xuống vào vùng cổ, mặt, vai bà Vui…”.
Những câu kết luận nói trên do cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra được đọc đi, đọc lại trong các phiên tòa xét xử  anh Vi Văn Phượng (sinh năm 1968) vẫn ám ảnh từng người thân trong gia đình Phượng cho đến tận bây giờ. Ký ức về một câu chuyện đau lòng và rúng động cả vùng quê nghèo cách đây hơn 5 năm cũng vẫn chưa hề nguôi với những người dân nơi đây.

Bài 1: Buổi trưa định mệnh

Thảm án ở thôn Hòn Ngọc

Anh Vi Văn Phượng là con trai út trong gia đình. Ngày xưa có câu: “nghèo con út, khó con út” và có lẽ cũng chính vì thế, bà Nguyễn Thị Vui chọn anh Phượng để dựa dẫm nốt trong những năm tháng cuối đời. Anh Phượng nghèo thật, cả gia đình 7 người sống chung trong một căn nhà cấp 4 nằm chênh vênh giữa lưng con đồi thuộc thôn Hòn Ngọc, xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Bà Vui hơn 70 tuổi, đã nhiều năm bà bị mù lòa, không nhìn thấy thế giới xung quanh. Tài sản  đáng kể của bà là đôi khuyên tai bằng vàng trị giá hơn 2 chỉ. Hai vợ chồng với 4 đứa con anh Phượng sống bằng nghề nông mãi ở đất này, thấy khó có thể giàu lên được, trong khi Tam Dị là vùng đất xuất ngoại đi lao động nước ngoài nên vợ chồng anh Phượng cũng nghĩ cách đi nước ngoài làm thuê. Nhưng nghĩ còn con cái, mẹ già nên anh Phượng quyết định chị Mai sẽ là người đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền nuôi cả nhà. Tiền nong không có, vợ chồng anh Phượng phải vay mượn khắp nơi để đủ hơn 200 triệu đồng đóng cho đơn vị môi giới. Bà Vui thấy vợ chồng con trai mượn tiền thì cũng đưa đôi bông tai cho người con, bảo bán đi khi nào có trả bà cũng được. Bí tiền, anh Phượng cũng đành lấy đi bán. Xong vụ lo đủ tiền cho vợ, chị Mai bay sang Đài Loan còn anh Phượng ở nhà chăm mẹ già và lo cho các con học hành.

Chị Mai đi được hơn một năm thì bất ngờ vào một buổi trưa tháng 10/2012, bà Vui bị phát hiện đã bị chết ngay trên chiếc giường của mình với nhiều vết dao chém ở cổ, vai, mặt. Khi những nhân chứng đầu tiên có mặt, tại hiện trường mọi người chỉ thấy có duy nhất người con trai Vi Văn Phượng đang khóc lóc thảm thiết bên cạnh thi thể của bà. Lực lượng công an cũng nhanh chóng có mặt tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và xác định bà Vui bị giết chết bởi nhiều vật sắc nhọn. Ngay lập tức, cơ quan công an ra quyết định khởi tố vụ án giết người ở thôn Hòn Ngọc. Một thời gian sau đó, cơ quan công an tiếp tục ra quyết định khởi tố bị can. Rất bất ngờ với nhiều người dân xung quanh và cả những người trong gia đình bà Vui, người bị khởi tố tội giết người lại là Vi Văn Phượng, con trai út và là người đang nuôi dưỡng bà Vui.

Căn nhà nơi bà Nguyễn Thị Vui bị giết hại. Vi Văn Phượng (ảnh nhỏ)

Các tình tiết hoàn hảo

Theo kết quả điều tra và xét xử mà các cơ quan tố tụng địa phương này đưa ra, thì khoảng 5 giờ sáng ngày 5/10/2012, Vi Văn Phượng dậy dọn dẹp nhà cửa cùng lúc đó bà Vui cũng dậy vệ sinh cá nhân và tập thể dục. Phượng ăn sáng xong thì gọi con út của Phượng là Vi Văn Hồ (đang học cuối cấp trung học cơ sở) tới đưa cho 40 nghìn đồng để mua mì tôm cho hai bà cháu ăn sáng sau đó cầm xẻng lên xe máy đi làm. Hồ mua 2 gói mì tôm, số tiền còn lại để dành ăn trưa ở trường và nấu mì để hai bà cháu cùng ăn rồi đi học. Lúc Hồ đi học là khoảng 6 giờ 30 phút, khi đi Hồ vẫn nhìn thấy bà Vui đang dựa lưng vào thành giường, ăn được một nửa bát mì.

Phượng sang nhà anh Lăng Đức Mạnh ở cùng thôn để cùng nhau đến nhà bà Nguyễn Thị Liệu ở thôn Đông Thịnh, xã Tam Dị để san nền thuê. Hơn 9 giờ, sau khi san nền xong và được bà Liệu trả tiền công, anh Mạnh lại rủ Phượng đến nhà Lê Quang Trường ở thôn Trại Đáng để nhận việc cho buổi chiều. Thỏa thuận xong cũng là lúc hơn 10 giờ, anh Trường mời cả hai người ở lại ăn cơm trưa cùng gia đình. Hơn 11 giờ, khi con trai anh Trường chuẩn bị đi học thì bữa cơm cũng tan, Phượng xin về trước để nấu cơm cho mẹ già. Trước khi về, Phượng không quên dặn anh Mạnh là chiều sẽ quay lại đồng thời để lại chiếc xẻng rồi dắt xe ra về.

Đến ngã ba gần nhà, Phượng tạt vào mua thêm 2 gói mì tôm tại quán nhà chị Bùi Thị Tuyến. Câu ra, câu vào, Phượng kể lể câu chuyện với chị Tuyến về hoàn cảnh gia đình vất vả, đi làm về còn phải chăm nuôi, phụng dưỡng mẹ già. Khi về đến nhà là khoảng 11 giờ 15 phút, Phượng thấy bà Vui vẫn nằm úp mặt vào tường. Phượng cởi bỏ “áo sơ mi trắng đục bên ngoài” và quyết định hành vi phạm tội. Phượng vào góc buồng lấy con dao quắm (dài khoảng 1,2 mét) thường dùng để phát cành vải rồi ra cạnh giường bà Vui. Phượng giơ dao chém liên tiếp nhiều nhát từ trên xuống vào vùng cổ, mặt, vai.

Chém xong, thấy máu ở người bà Vui phun ra nhiều nên Phượng hoảng sợ, mang dao dựng ở chỗ cũ rồi lột bỏ chiếc áo lót đang mặc vắt lên thang gỗ dựng ở góc nhà và lấy một chiếc áo cộc màu xanh sẫm để mặc. Phượng ngồi suy nghĩ và trấn tĩnh khoảng 4-5 phút sau đó quay vào lật người bà Vui xem đã chết hay chưa. Xác định là bà Vui không còn sống, Phượng lấy điện thoại gọi cho anh trai là Vi Văn Sáng, công an viên ở thôn Hòn Ngọc là anh Đinh Văn Dung, trưởng thôn Hòn Ngọc là Lý Văn Thường, chú họ là Vi Văn Thắng cùng các con của Phượng đang ở xa báo việc bà Vui bị người khác giết chết.
Chiếc giường nơi bà Vui bị sát hại.

Ngay lập tức, cơ quan công an ra quyết định khởi tố vụ án giết người ở thôn Hòn Ngọc (xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Một thời gian sau đó, cơ quan công an tiếp tục ra quyết định khởi tố bị can. Rất bất ngờ với nhiều người dân xung quanh và cả những người trong gia đình bà Vui, người bị khởi tố tội giết người lại là Vi Văn Phượng, con trai út và là người đang nuôi dưỡng bà Vui.   

Bài 2: Liên tục kêu oan

Tất cả các bản cung đều cho thấy, Vi Văn Phượng khai nhận mình là người giết mẹ với chi tiết, cụ thể hành vi xảy ra. Thế nhưng, cứ khi bước ra vành móng ngựa, Phượng lại một mực cho rằng mình bị oan, bị ép cung, dụ dỗ, dùng nhục hình bắt phải nhận tội.

Giết mẹ vì 1,5 chỉ vàng?

Theo nhiều bản cung, Vi Văn Phượng khai nhận về nguyên nhân giết mẹ là do bà Vui đòi Phượng phải trả vàng. Giữa lúc nợ nần ngập đầu, việc mẹ liên tục đòi vàng khiến Phượng rất bực tức. Cụ thể, trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 9/2012, bà Vui đã 2 lần đòi Phượng phải trả vàng. Cũng trong tháng 9, vợ Phượng sau một thời gian đi lao động đã có tiền gửi về nhà cho Phượng để trang trải bớt nợ nần. Bà Vui biết việc này nên càng đòi ráo riết. “Do tiền vợ gửi về chưa đủ mà bà Vui lại đòi vàng vay nên Phượng rất bức xúc và nảy sinh ý định giết bà Vui để trút gánh nặng gia đình”, các bản kết luận điều tra nhận định.

Ngày 2/10, Phượng đến hiệu vàng Thu Giang ở thị trấn Đồi Ngô để mua một đôi hoa tai trọng lượng 1,5 chỉ vàng để trả cho bà Vui rồi đưa cho con trai là Vi Văn Hồ đưa cho bà Vui. Đồng thời, Phượng cũng báo cho anh trai cả tên là Sáng biết việc này. Theo các bản án xét xử Vi Văn Phượng, tối 4/10, trong lúc chỉ có 2 mẹ con, bà Vui có hỏi “Mày trả tao vàng giả à?” càng khiến cho Phượng thêm bức xúc vì nghĩ mẹ không tin mình và càng quyết tâm giết mẹ.

 Hai cấp xét xử vẫn tuyên tử hình

Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Bắc Giang lập tức có mặt tại hiện trường, thu thập các chứng cứ của vụ án, tiến hành khám nghiệm tử thi, thu giữ chiếc áo phông màu trắng cộc tay và con dao quắm tại hiện trường. Qua quá trình giám định mẫu máu của nạn nhân và mẫu máu ở hiện trường, dấu vết máu trên dao quắm và chiếc áo phông, cơ chế hình thành các vết thương và vết máu trên áo phông, ngày 18/10, 13 ngày sau cái chết của bà Vui, Vi Văn Phượng bị bắt khẩn cấp trong sự bất ngờ của người thân, họ hàng và người dân trong thôn.

Tại nhiều bản cung, Vi Văn Phượng thể hiện mình là người đã trực tiếp ra tay sát hại mẹ với nhiều tình tiết như động cơ gây án, diễn biến của hành vi phạm tội, chi tiết về từng động tác tàn độc của mình… Trên cơ sở các chứng cứ có được, VKSND tỉnh Bắc Giang đã truy tố Vi Văn Phượng phạm tội “giết người” trong đó có thêm 3 tình tiết tăng nặng là: giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình; có tính chất côn đồ và vì động cơ đê hèn. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Vi Văn Phượng liên tục kêu oan và cho rằng mình bị cơ quan điều tra ép buộc phải khai như thế. Luật sư bào chữa cho Phượng cũng đưa ra nhiều lập luận cho thấy việc cơ quan điều tra, VKS truy tố chưa đủ căn cứ kết tội giết người đối với Vi Văn Phượng. Tuy nhiên, HĐXX cấp sơ thẩm vẫn quyết định Vi Văn Phượng chịu hình phạt tử hình cho tội danh “giết người” với cả ba tình tiết tăng nặng như trên.

Sau phiên tòa sơ thẩm, Vi Văn Phượng tiếp tục làm đơn kháng án toàn bộ bản án sơ thẩm. Ông Vi Văn Sáng, anh ruột của Phượng cũng kháng án xin giảm hình phạt cho Phượng.


Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa phúc thẩm, TAND tối cao tại Hà Nội không chấp nhận kháng án của Phượng và ông Sáng, tiếp tục tuyên tử hình đối với Vi Văn Phượng, chỉ sửa bản án sơ thẩm về phần áp dụng điều luật. Theo đó, Vi Văn Phượng chỉ bị áp dụng tình tiết tăng nặng là “giết ông, bà, cha mẹ…” mà không phải chịu tình tiết “vì động cơ đê hèn” và “có tính chất côn đồ”.

 Quặn lòng con trẻ

Vi Văn Hồ là con trai út của anh Vi Văn Phượng và cũng là nhân chứng cuối cùng tiếp xúc với bà Nguyễn Thị Vui trước khi bà bị giết chết. Khi vụ án xảy ra, Vi Văn Hồ đang là học sinh cấp 2. Hồ là người nấu cho bà nội bát mì tôm cuối cùng. Lần xét xử nào, Hồ cũng đi dự và chỉ được mong gặp lại người bố của mình mà chưa bao giờ em nghĩ lại là kẻ giết người. Hồ viết trong đơn gửi Chủ tịch nước, Viện trưởng VKSND Tối cao, Chánh án TAND tối cao: “Ở nhà chỉ có hai bố con chăm sóc bà, bố cháu là người rất hiền lành, sống tình cảm, luôn dặn cháu phải chăm sóc cho bà thật chu đáo, từ việc phải đun nước cho bà tắm hàng ngày đến bữa ăn. Bố cháu chưa bao giờ có điều tiếng gì to hay xảy ra cãi vã với bà, bố cháu chăm lo cho bà từ bữa ăn sáng đến tất cả mọi thứ. Vậy tại sao bên công an lại kết luận bố cháu vì không muốn nuôi bà … Cháu thấy như thế là hoàn toàn vô lý…”.
Theo chị Nguyễn Thị Mai, vợ của tử tù Vi Văn Phượng, khoảng 10 ngày trước khi xảy ra án mạng, từ bên Đài Loan chị đã vay mượn bạn bè gửi về nhà số tiền gần 3.000 USD, quy đổi ra tiền Việt lúc đó khoảng hơn 60 triệu đồng. Sau khi nhận được tiền, chị có gọi điện về hỏi về số tiền này thì Phượng thông báo là đã trả cho ngân hàng 15 triệu đồng, còn lại mua tiền vàng trả bà Vui và một người chị họ số tiền gần 10 triệu đồng nữa. Số tiền còn lại khoảng hơn 35 triệu đồng chưa biết sử dụng vào việc gì! Nghi vấn đặt ra là trước khi xảy ra vụ bà Vui bị giết hại, liệu anh Vi Văn Phượng có tiết lộ với ai về việc vợ anh vừa gửi tiền về?

Thông tin sẽ được cập nhật ở các bài viết tiếp theo

Theo Theo Nguyễn Trường/Tiền Phong
https://www.tienphong.vn/phap-luat/ky-an-giet-me-mu-loa-vi-15-chi-vang-o-bac-giang-1201570.tpo
https://www.tienphong.vn/phap-luat/ky-an-giet-me-mu-loa-vi-15-chi-vang-o-bac-giang-bai-2-lien-tuc-keu-oan-1202001.tpo
BẮC GIANG: Chính quyền xã nợ tiền tỷ doanh nghiệp.... đòi mãi không trả
BGQHT - Chuyện hy hữu xảy ra ở Bắc Giang khi TAND huyện Lục Nam tuyên UBND xã Đan Hội (huyện Lục Nam) phải trả doanh nghiệp hơn 2 tỷ đồng. Nhưng hơn một năm nay, cơ quan này vẫn không chịu thi hành án.

NỢ DÂY DƯA HƠN 7 NĂM
Từ năm 2009, UBND xã Đan Hội đã ký nhiều hợp đồng cung cấp vật liệu, thầu khoán xây lắp công trình với Công ty TNHH MTV Tiến Thành Đạt để xây dựng các công trình trên địa bàn xã.

Đơn cử, ngày 9/9/2010, UBND xã Đan Hội (chủ đầu tư) và Cty Tiến Thành Đạt ký kết hợp đồng kinh tế số 05. Theo đó Cty Tiến Thành Đạt là nhà thầu thi công hạng mục san nền cho công trình Trường Mầm non Trung tâm xã Đan Hội với giá trị gói thầu là 536,6 triệu đồng. Việc thanh toán tiền thi công sẽ được thực hiện xong trong vòng 45 ngày sau khi chủ đầu tư đã nghiệm thu công trình.
Thực hiện hợp đồng nói trên, Cty Tiến Thành Đạt đã thi công đảm bảo đúng tiến độ (theo ký kết là 45 ngày), đảm bảo chất lượng, đã bàn giao để chủ đầu tư tiến hành các gói thầu xây dựng khác của công trình nói trên.


Tháng 9/2017, có mặt tại địa phương, PV Dân Việt ghi nhận, công trình Trường Mầm non Trung tâm xã Đan Hội đã được hoàn thành và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, UBND xã Đan Hội vẫn chưa thanh toán cho Cty Tiến Thành Đạt số tiền 536,6 triệu đồng như hợp đồng đã ký kết. 

Không chỉ hợp đồng kinh tế kể trên, UBND xã Đan Hội còn nợ thanh toán nhiều hợp đồng kinh tế với Công ty Tiến Thành Đạt. Doanh nghiệp đã khởi kiện UBND xã Đan Hội ra tòa.
Theo bản án dân sự sơ thẩm số 03/2016/DS-ST ngày 21/3/2016  của Tòa án nhân dân huyện Lục Nam, từ năm 2009 đến năm 2012, Cty TNHH một thành viên Tiến Thành Đạt và UBND xã Đan Hội có ký kết 35 hợp đồng cung cấp vật liệu, thầu khoán xây lắp công trình như: kiên cố hóa kênh mương, nhà lớp học, trạm y tế...

Sau khi thực hiện công việc theo hợp đồng đã giao kết, hai bên đã nghiệm thu, bàn giao công trình và đưa vào sử dụng. Tại các biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và đối chiếu công nợ các công trình giữa hai bên đều thể hiện công trình đã được thi công xong theo đúng hợp đồng, số lượng, đảm bảo chất lượng và thời gian.

Hai bên thống nhất không có vướng mắc gì và cam kết thanh toán đầy đủ. Tuy nhiên, việc thanh toán nợ của UBND xã Đan Hội dây dưa kéo dài, nhiều lần vi phạm cam kết trả nợ.

Tính đến thời điểm Cty Tiến Thành Đạt buộc phải làm đơn khởi kiện UBND xã này ra Tòa án thì số tiền còn nợ gốc của 8 hợp đồng kinh tế là 1,36 tỷ đồng. Căn cứ các quy định của pháp luật, TAND huyện Lục Nam đã tuyên án, buộc UBND xã Đan Hội phải có trách nhiệm thanh toán trả cho Cty Tiến Thành Đạt tổng cộng 2,032 tỷ đồng tiền nợ gốc và lãi chậm trả.
Trao đổi với Dân Việt, ông Vũ Trí Hường - Chủ tịch UBND xã Đan Hội lý giải chậm trễ chi trả cho doanh nghiệp là do nguồn chi xây dựng các công trình công ích chủ yếu dựa vào nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, những năm qua, thị trường bất động sản trầm lắng khiến việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất gặp khó khăn nên xã không có nguồn thu. 

XIN HUYỆN TIỀN ĐỂ THI HÀNH ÁN

Bản án TAND huyện Lục Nam đã tuyên không có kháng cáo và đã có hiệu lực thi hành. Ngày 01/6/2016, Chi cục thi hành án dân sự huyện Lục Nam đã ban hành quyết định thi hành án đối với UBND xã Đan Hội.

Theo báo cáo của UBND xã Đan Hội gửi Chủ tịch UBND huyện Lục Nam, cả năm qua, cơ quan này đã áp dụng các biện pháp để tiết kiệm kinh phí tự chủ theo quy định nhưng không tiết kiệm được khoản nào để thi hành án. Chính vì vậy, UBND xã Đan Hội đề nghị UBND huyện, Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện xem xét, quyết định hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước cho UBND xã để thi hành án.
Ngày 4/7/2017, Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Lục Nam cũng có văn bản số 375/CV-CCTHADS gửi UBND huyện Lục Nam. Trong đó nêu rõ: “Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2016 giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp ban hành, UBND xã Đan Hội là đơn vị sử dụng nguồn ngân sách do UBND huyện Lục Nam cấp; để bản án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và xét về điều kiện của xã Đan Hội chỉ còn giải pháp duy nhất là “đảm bảo tài chính từ ngân sách nhà nước” được Pháp luật quy định tại Quyết định số 136/2005/QĐ-TTg ngày 9/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ tài chính từ Ngân sách Nhà nước để thi hành án dân sự”.
Trích Quyết định số 136/2005/QĐ-TTg ngày 9/6/2005

Từ đó, cơ quan thi hành án huyện Lục Nam đã đề nghị HĐND huyện xét duyệt, UBND huyện hỗ trợ tài chính cho UBND xã Đan Hội thi hành bản án nói trên.

Tuy nhiên, trả lời PV Dân Việt về trách nhiệm của UBND huyện trong việc hỗ trợ ngân sách cho UBND xã Đan Hội thi hành án theo đề xuất của UBND xã và cơ quan thi hành án huyện, ông Nguyễn Đức Toàn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND, Trưởng ban chỉ đạo Thi hành án huyện Lục Nam cho biết "chưa có tiền".

“Xã đề nghị rồi, Thông tư thì có rồi, chúng tôi biết rồi, nhưng huyện thì nghèo làm gì có tiền đâu mà cấp ngân sách để thi hành án của một xã. Hiện nay chúng tôi chưa bàn cái đấy. Thông tư thì hướng dẫn vậy nhưng cân đối ngân sách của huyện giờ vẫn đang thiếu làm sao mà có trả nợ cho xã thi hành án được. Chưa có đâu. Hiện tại là chưa thi hành được, chưa có điều kiện thi hành.” - ông Toàn nói.

Ông Trần Văn Tiến - Giám đốc Công ty Tiến Thành Đạt bức xúc: “Chúng tôi là doanh nghiệp làm ăn chân chính, thi công đảm bảo chất lượng các công trình cho xã, các công trình đã được bàn giao, đi vào sử dụng nhiều năm nay nhưng xã cứ dây dưa không chịu trả nợ.  Bất đắc dĩ lắm mới phải kiện chính quyền ra tòa. Nay bản án đã tuyên, xã lúc nào cũng nói không có tiền, nếu UBND huyện cũng không thực hiện giải pháp đảm bảo tài chính từ ngân sách để hỗ trợ xã trả nợ thì không biết đến bao giờ chúng tôi mới được thi hành án? Làm thế chẳng khác nào dồn doanh nghiệp chúng tôi vào chỗ chết, chỉ còn đường phá sản”.
-------
P/s: Qua tìm hiểu để xác thực lại thông tin, Trao đổi trực tiếp giữa admin (Fanpage BẮC GIANG QUÊ HƯƠNG TÔI) với ông Trần Văn Tiến – Giám đốc công ty Tiến Thành Đạt đã xác nhận như báo Dân Việt đã đưa, ông Tiến cho biết thêm: “Chúng tôi đã trao đổi cả với Bí thư huyện ủy Lục Nam – ông Thân Văn Dàn, ông Dàn trả lời: “Xã làm xã trả, huyện không trả, nếu có tiền huyện cũng không trả”, trong khi đó Thông tư liên tịch số 07/2016 giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã quy định rõ rồi, nếu cần thông tin bằng chứng khác nữa, chúng tôi hoàn toàn có thể cung cấp, nếu huyện, xã không có phương án trả nợ, chúng tôi sẽ gửi đơn, bằng chứng lên Văn phòng Chính phủ, Quốc Hội, các cơ quan báo chí chính thống, đài truyền hình…. để giải quyết”. Ông Tiến cho biết thêm “Số tiền mà UBND xã nợ như vậy thì doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng chân chính như chúng tôi biết phải làm sao để xoay xở, trong khi vay ngân hàng để làm ăn thì họ cho vay mỗi 200 triệu bởi là vùng quê, chả thấm thía gì so với số vốn để làm ăn”.
--------
Admin tổng hợp, dựa Theo Danviet.vn (http://danviet.vn/ban-doc/hy-huu-no-tien-ty-ubnd-xa-day-dua-khong-chiu-tra-810836.html), Và trao đổi với ông Trần Văn Tiến – Giám đốc công ty TNHH MTV Tiến Thành Đạt
#BắcGiangQuêHươngTôi #BGQHT #TiếnThànhĐạt #NợtiềnDoanhnghiệp #UBNDxãĐaHội #LụcNam #BắcGiang



 Từ hôm nay đến 9/10, Bắc Giang nhiều nơi sẽ có mưa rào và dông
BGQH  - Đài Khí tượng thủy văn Bắc Giang cho biết, ảnh hưởng của nhiễu động gió Đông trên cao nên đêm hôm qua (6/10) và sáng nay (7/10) tại tỉnh Bắc Giang có mưa nhiều nơi, riêng khu vực phía Đông tỉnh có mưa vừa, có nơi mưa to.
Nhiều khu vực trong tỉnh Bắc Giang sẽ có mưa và dông
Cụ thể, lượng mưa tại Sơn Động là 50,0mm, Cẩm Đàn: 38,0mm, Chũ: 22,0mm, Lục Ngạn: 20,0mm. Các nơi khác lượng mưa nhỏ hơn.
 Dự báo, do chịu ảnh hưởng của nhiễu động gió Đông trên cao tiếp tục hoạt động mạnh nên từ ngày hôm nay (7/10) đến ngày 9/10 ở tỉnh Bắc Giang có mưa, mưa rào và dông nhiều nơi; một số nơi có mưa vừa, có nơi mưa to. Trong cơn dông có khả năng xảy ra gió giật mạnh.


Theo Huy Nam/Báo Bắc Giang điện tử
Bắc Giang: Ai được giới thiệu làm chủ tịch huyện “nóng” sai phạm nhất tỉnh?
BGQHT - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng sau khi dính hàng loạt sai phạm nghiêm trọng được điều về làm Phó giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang (Bài viết TẠI ĐÂY). Vậy ai là người được giới thiệu để thay ông Dũng làm Chủ tịch huyện Yên Dũng, một huyện đang “nóng” sai phạm nhất tỉnh Bắc Giang?
Công tác nhân sự tại tỉnh Bắc Giang đang được dư luận cả nước đặc biệt quan tâm sau 2 trường hợp luân chuyển bổ nhiệm chức danh lãnh đạo sở.
Cụ thể: Hàng chục nghìn m2 đất rừng được “biến hóa” vào sổ đỏ nhà cán bộ lãnh đạo và người thân lãnh đạo, trong đó có em ruột, ông Lưu Xuân Vượng - Bí thư huyện ủy Yên Thế (Bắc Giang) là người phải chịu trách nhiệm bởi khi đó đang giữ cương vị Chủ tịch huyện. Sự việc còn chưa được công khai trước dư luận thì điều bất ngờ là ông Vượng vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang (Bài viết TẠI ĐÂY).

Cùng đó, trong khi đang bị yêu cầu kỷ luật liên quan vụ án nguyên chủ nhiệm UBKT huyện ủy Yên Dũng lộ thủ đoạn “rút ruột” ngân sách, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng lại vừa bị kết luận dính hàng loạt sai phạm trong quản lý sử dụng biên chế, điều động bổ nhiệm công chức, viên chức. Tuy nhiên, ông Dũng cũng lại vừa được điều về bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang.
Vậy ai sẽ là người được giới thiệu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng thay ông Trần Văn Dũng.

Ngày 27/9/2017, Tỉnh ủy Bắc Giang đã đã ban hành Nghị quyết của Ban thường vụ tỉnh ủy về việc luân chuyển cán bộ do ông Bùi Văn Hải - Bí thư tỉnh ủy ký quyết định luân chuyển ông Bùi Quang Huy - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đến huyện ủy Yên Dũng công tác từ ngày 02/10/2017 giữ chức Phó bí thư huyện ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020, giới thiệu bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Ông Bùi Quang Huy khi giữ cương vị Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang

Được biết theo hồ sơ cán bộ, ông Bùi Quang Huy sinh ngày 24/7/1974, là con trai ông Bùi Văn Cốm - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (nghỉ hưu năm 2002).

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông Bùi Quang Huy vào học Trường Trung cấp Kinh tế của tỉnh Hà Bắc. Sau đó, khi Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (Nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam - admin) hợp tác với Trường Cao đẳng Nông - Lâm Bắc Giang (Nay là Đại học Nông Lâm Bắc Giang- Admin) mở khoá đại học tại chức đầu tiên về chuyên ngành quản lý đất đai thì ông Bùi Quang Huy đã đăng ký và theo học khoá đại học tại chức này, thời gian đào tạo hệ tại chức này từ năm 1995-1999, ông Bùi Quang Huy được bố trí công tác tại các phòng ban của Sở Địa Chính (lúc đó bố ông Bùi Quang Huy là ông Bùi Văn Cốm làm Giám đốc Sở này).
Đầu năm 2017 theo thông báo của Bộ Nội vụ về kết quả thi nâng ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính tại văn bản số 03/BNV-HĐTNN ngày 22/02/2017 thì ông Bùi Quang Huy thi không đạt và có tổng điểm thi thấp nhất trong đoàn Bắc Giang tham dự kỳ thi.


Sau đó, ông Bùi Quang Huy tiếp tục đi học cao học để trở thành thạc sỹ về quản lý đất đai,

Tháng 5/2013, từ Trưởng phòng kế toán tài chính, ông Bùi Quang Huy được bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Giang khi 39 tuổi.

Đầu năm 2017 theo thông báo của Bộ Nội vụ về kết quả thi nâng ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính tại văn bản số 03/BNV-HĐTNN ngày 22/02/2017 thì ông Bùi Quang Huy thi không đạt và có tổng điểm thi thấp nhất trong đoàn Bắc Giang tham dự kỳ thi.

Hiện ông Bùi Quang Huy đã được luân chuyển, điều động đến huyện ủy Yên Dũng công tác từ ngày 02/10/2017 giữ chức Phó bí thư huyện ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020, giới thiệu bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng nhiệm kỳ 2016 - 2021.


Theo Anh Thế/ Dân trí
Bắc Giang: Bí thư huyện dính tai tiếng sai phạm... vẫn được về làm giám đốc Sở Tài nguyên
BGQHT - Hàng chục nghìn m2 đất rừng được “biến hóa” vào sổ đỏ nhà cán bộ lãnh đạo và người thân lãnh đạo, trong đó có em ruột, ông Lưu Xuân Vượng - Bí thư huyện ủy Yên Thế (Bắc Giang) là người phải chịu trách nhiệm bởi khi đó đang giữ cương vị Chủ tịch huyện. Sự việc còn chưa được công khai trước dư luận thì điều bất ngờ là ông Vượng vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang.
Dư luận xã hội không chỉ tại tỉnh Bắc Giang mà trên cả nước còn chưa hết bất ngờ về việc Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng sau khi dính hàng loạt sai phạm nghiêm trọng được điều về làm Phó giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang thì có lẽ trường hợp khiến dư luận ngỡ ngàng hơn nữa là chức danh Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang vừa được bổ nhiệm.

Theo đó, ngày 02/10, UBND tỉnh Bắc Giang đã có quyết định số 1886/QĐ-UBND bổ nhiệm ông Lưu Xuân Vượng, tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Yên Thế về làm Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang.

Ông Lưu Xuân Vượng vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang).
Quyết định bổ nhiệm ông Lưu Xuân Vượng từ Bí thư huyện ủy Yên Thế về Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang.

Ông Vượng chính thức nhận nhiệm vụ kể từ ngày 02/10/2017 đến thời điểm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 nghỉ chế độ theo quy định. Ông Vượng được hưởng chế độ phụ cấp lãnh đạo hệ số 0,9/tháng. Được biết ông Vượng sinh năm 1961, thời điểm bổ nhiệm cương vị giám đốc Sở TN&MT đã 56 tuổi.

Hàng chục nghìn m2 đất rừng bị “hô biến” và tai tiếng cuốn sổ đỏ của em trai ruột

Báo Dân trí đã thực hiện loạt bài điều tra về những sai phạm trong việc quản lý đất rừng tại huyện Yên Thế. Điều đáng nói là hàng chục nghìn m2 đất rừng đã bị “biến hoá” vào sổ đỏ nhiều cán bộ, lãnh đạo và người thân lãnh đạo một cách vi phạm pháp luật.
Cụ thể, 6 cuốn sổ đỏ trái luật được cấp cho người thân cán bộ, lãnh đạo địa phương gồm:
+ Hộ ông Nguyễn Thế Anh, bản Trại Nấm là em ruột ông Nguyễn Văn Thương công chức địa chính được cấp diện tích 10.129,2m2 đất tại thửa 104, tờ bản đồ 89.
+ Hộ ông Nguyễn Văn Thương công chức địa chính được cấp diện tích 6.543,5m2 đất tại thửa 22, tờ bản đồ 89.
+ Hộ ông Nguyễn Văn Thơ, bản Trại Nấm là anh ruột của ông Nguyễn Văn Thương công chức địa chính được cấp diện tích 11.990,5m2 đất tại thửa 33, tờ bản đồ 89.
+ Hộ bà Vũ Thị Hường, bản Trại Nấm (vợ ông Nguyễn Văn Mão - Chủ tịch UBND xã) được cấp 02 thửa: Thửa 23 tờ bản đồ số 6 diện tích 5,723,6m2; thửa số 93 tờ bản đồ 15 diện tích 7.983,5m2.



Việc "chảy máu" đất rừng tại huyện Yên Thế đã từng được Chủ tịch UBND huyện Yên Thế Vũ Trí Hải ký kết luận.

+ Hộ ông Lưu Văn Sáu, bản Cây Thị, em ruột ông Lưu Xuân Vượng - Bí thư huyện uỷ huyện Yên Thế được cấp thửa số 4 tờ bản đồ số 4 diện tích 12.036,7m2.

Để làm rõ sự việc, PV Dân trí đã có buổi làm việc với ông Lưu Xuân Vượng - Bí thư huyện uỷ huyện Yên Thế.
Trong buổi làm việc với PV Dân trí, ông Lưu Xuân Vượng xác nhận có sự việc đất rừng bị cấp sổ đỏ trái luật như trên, trong đó có trường hợp em trai ruột của ông Vượng. Thời điểm xảy ra sự việc, ông Vượng đang là Chủ tịch UBND huyện Yên Thế.
Tuy nhiên, ông Vượng cho biết tất cả các trường hợp sổ đỏ trái luật này, ông không phải là người ký mà đều do ông Nông Văn Tâm, khi đó là Phó chủ tịch UBND huyện Yên Thế ký. Hiện ông Tâm đang giữ cương vị Phó Bí thư thường trực huyện uỷ Yên Thế.

Về trường hợp cấp sổ đỏ trái luật cho ông Lưu Văn Sáu, ông Vượng cho biết khu đất ông Sáu được cấp sổ đỏ hơn 12.000m2 là khu nghĩa trang của gia đình dòng họ ông Vượng. Sai phạm trong trường hợp cụ thể này chỉ là sai phạm về mặt trình tự thủ tục. Và ông Vượng cho biết ông không hề hề biết cũng như không hề có chỉ đạo gì.

Liên quan đến vụ sai phạm nghiêm trọng này, ông Nguyễn Văn Thương, cán bộ địa chính xã Đồng Tiến đã bị khởi tố. Ông Nguyễn Văn Mão - Chủ tịch UBND xã Đồng Tiến bị cách chức. Và chỉ có thế, ông Lưu Xuân Vượng và ông Nông Văn Tâm đã “thoát êm” bằng việc thăng tiến ngoạn mục sau đó.
Trong thời kỳ ông Lưu Xuân Vượng giữ cương vị Chủ tịch UBND huyện Yên Thế và Bí thư huyện ủy Yên Thế, đất rừng không chỉ “chảy máu” bởi 6 cuốn sổ đỏ trái luật mà theo kết luận thanh tra do ông Vũ Trí Hải - Chủ tịch UBND huyện Yên Thế ký ban hành, còn hàng chục nghìn m2 rừng khác bị buông lỏng quản lý cho các đơn vị trục lợi liên quan đến Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Trường Lộc.

Thế nhưng, ngày 02/10/2017, ông Lưu Xuân Vượng đã được điều động bổ nhiệm về làm Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang, một sở quan trọng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài nguyên, khoảng sản, trong đó có đất rừng.

Bí thư huyện ủy bị kỷ luật vì 2 lần làm lộ danh tính người tố cáo

Bí thư huyện ủy bị kỷ luật vì 2 lần làm lộ danh tính người tố cáo

Ngày 22/8/2015, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành kết luận số 2434/TB-UBND do Phó chủ tịch tỉnh Bắc Giang – ông Lại Thanh Sơn ký kết luận: Nội dung công dân tố cáo ông Lưu Xuân Vượng - Bí thư huyện ủy, nguyên Chủ tịch HĐND huyện Yên Thế để lộ danh tính của người tố cáo trong quá trình giải quyết đơn tố cáo của công dân là đúng. Hành vi này đã vi phạm khoản 3, điều 8, Luật Tố cáo năm 2011.
Từ đó, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu ông Lưu Xuân Vượng nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định các tập thể, cá nhân đã tham mưu dẫn đến sự việc để lộ danh tính người tố cáo, vi phạm quy định về pháp luật về bảo vệ bí mật người tố cáo.
Trong một diễn tiến khác, dư luận từng rất hy vọng và phấn khởi khi UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định số 1289/QĐ-UBND do ông Dương Văn Thái - Phó chủ tịch UBND tỉnh ký ngày 27/7/2017 về việc thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, rà soát về hoạt động quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp và đơn thư có liên quan đến Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Trường Lộc và UBND huyện Yên Thế. Tổ công tác do ông Ngô Văn Xuyên, Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang làm tổ trưởng.

Thế nhưng, ngày 27/9, ông Ngô Văn Xuyên - Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang đã thay mặt tổ công tác ký báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát. Trong toàn bộ kết luận không hề nhắc đến trách nhiệm cá nhân của ông Lưu Xuân Vượng và ông Nông Văn Tâm. Và ngày 02/10, ông Lưu Xuân Vượng chính thức nhận quyết định về làm Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế/Dân trí
Vài ngày tới, Miền Bắc sẽ đón đợt se lạnh đầu tiên
BGQHT - Trong 2-3 ngày tới, miền Bắc chịu tác động của một đợt không khí lạnh yếu khiến trời dịu hơn. Nhiệt độ ban đêm tại Hà Nội có thể giảm 2 độ về mức 24 độ C.
Thời tiết miền Bắc sẽ chuyển se lạnh (ảnh minh họa, nguồn Khampha.vn)


Phải tới ngày 11-12/10/2017, một đợt không khí lạnh cường độ khá mạnh sẽ dịch chuyển xuống nước ta khiến thời tiết miền Bắc thay đổi rõ rệt. Nhiệt độ ban ngày tại Hà Nội có thể giảm còn 27 độ C, ban đêm se lạnh 22 độ, tuy nhiên trời chưa quá hanh khô. Đây sẽ là đợt se lạnh đầu tiên của mùa thu năm nay.
Admin tổng hợp
Bắc Giang: Dính hàng loạt sai phạm, chủ tịch huyện được điều về làm phó giám đốc sở
BGQHT - Trong khi đang bị yêu cầu kỷ luật liên quan vụ án nguyên chủ nhiệm UBKT huyện ủy Yên Dũng lộ thủ đoạn “rút ruột” ngân sách, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng lại vừa bị kết luận dính hàng loạt sai phạm trong quản lý sử dụng biên chế, điều động bổ nhiệm công chức, viên chức. Tuy nhiên, ông Dũng cũng lại vừa được điều về bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang.

Như Dân trí đã thông tin trong loạt bài điều tra vụ sai phạm, lập khống chứng từ chiếm đoạt ngân sách tại huyện Yên Dũng (Bắc Giang) cùng với việc khởi tố 2 bị can, trong đó có nguyên Chủ nhiệm UBKT huyện ủy, UBKT tỉnh ủy có đề nghị Thường vụ tỉnh ủy Bắc Giang xử lý làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể của nhiều sở ngành, đặc biệt là cá nhân bí thư, chủ tịch và phó chủ tịch huyện Yên Dũng thời điểm xảy ra sai phạm.
Dính hàng loạt sai phạm, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch huyện Yên Dũng được điều về làm Phó giám đốc sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang).

Xác nhận với PV Dân trí, lãnh đạo UBKT tỉnh Bắc Giang cho biết: Bí thư huyện uỷ Yên Dũng giai đoạn 2011 - 2015 là ông Nguyễn Viết Tuấn. Sau giai đoạn này, ông Tuấn tái đắc cử cương vị bí thư và hiện vẫn đang là Bí thư huyện uỷ Yên Dũng.
Trụ sở UBND huyện Yên Dũng nơi xảy ra hàng loạt sai phạm.


Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng giai đoạn 2011 - 2015 là ông Trần Văn Dũng. Sau đó, ông Dũng tái cử và hiện vẫn đang là Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng.

Hình thức xử lý kỷ luật với cá nhân ông Nguyễn Viết Tuấn và ông Trần Văn Dũng và ban thường vụ huyện ủy Yên Dũng liên quan đến vụ sai phạm hiện vẫn chưa được công khai trước dư luận.
Quyết định điều động bổ nhiệm ông Trần Văn Dũng về giữ chức Phó giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang.

Trong khi dư luận cả nước đang đặc biệt quan tâm đến vụ tiêu cực nghiêm trọng tại địa phương này thì ngày 2/10/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Linh lại tiếp tục ký Kết luận thanh tra số 1663/KL-UBND về việc quản lý, sử dụng biên chế và bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công chức, viên chức của UBND huyện Yên Dũng giai đoạn từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/7/2017.


Kết luận dài 18 trang giấy đã làm rõ hàng loạt những sai phạm nghiêm trọng, có hệ thống, liên quan đến nhiều lãnh đạo huyện Yên Dũng trong công tác nhân sự.

Trong đó, người phải chịu trách nhiệm chính trước hàng loạt sai phạm này là ông Trần Văn Dũng. Cùng đó, Ban thường vụ huyện ủy Yên Dũng cũng được yêu cầu phải nghiêm túc rút kinh nghiệm về những thiếu sót trong việc tham mưu trong việc bổ nhiệm Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Yên Dũng. Thời gian xảy ra sai phạm tại huyện Yên Dũng, ông Nguyễn Viết Tuấn là Bí thư huyện ủy huyện Yên Dũng. Hiện ông Tuấn vẫn đang giữ cương vị này tại địa phương.

Tuy nhiên, trong khi sai phạm của UBND huyện Yên Dũng và cá nhân ông Trần Văn Dũng vừa được kết luận vào ngày 2/10 thì cũng trong ngày 2/10, UBND tỉnh Bắc Giang đã có Quyết định số 1670/QĐ-UBND điều động ông Trần Văn Dũng - Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng về giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL).

Ông Dũng giữ chức vụ mới từ ngày 2/10/2017 đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (1/10/2020). Ông Dũng được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 0,7/tháng.

Chủ tịch tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Linh vừa ký kết luận thanh tra chỉ rõ hàng loạt sai phạm tại UBND huyện Yên Dũng.


Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng đã phê bình ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng, Chủ tịch UBND xã Trí Yên trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn vì đã để xảy ra khai thác cát, sỏi và khai thác, vận chuyển đất sét trái phép mà không kịp thời kiểm tra, xử lý, chưa thực hiện đúng Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 28/3/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh.

Như vậy, điều mà dư luận đang băn khoăn là liệu việc được bổ nhiệm từ lãnh đạo huyện lên lãnh đạo Sở sau hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của giúp ông Dũng xóa bỏ được trách nhiệm và các hình thức kỷ luật phải chịu trong thời kỳ làm lãnh đạo của UBND huyện Yên Dũng hay không?

Được biết, trường hợp luân chuyển bổ nhiệm lãnh đạo huyện dính sai phạm lên giữ cương vị lãnh đạo sở như trường hợp ông Trần Văn Dũng không phải là trường hợp cá biệt duy nhất tại tỉnh Bắc Giang.

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin kết luận sai phạm của UBND tỉnh Bắc Giang về công tác cán bộ tại UBND huyện Yên Dũng dưới thời lãnh đạo của ông Trần Văn Dũng và ông Nguyễn Viết Tuấn.

Anh Thế/Dân trí
Nguồn gốc, phong tục và ý nghĩa của Tết Trung thu ở Việt Nam
BGQHT  - Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng tám Âm lịch, cả nước lại tổ chức vui tết Trung Thu. Tết Trung Thu là một ngày tết riêng dành cho trẻ em, còn được gọi là Tết Trông Trăng. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này và đây cũng là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương với con trẻ.
Đêm Tết Trung thu (ảnh internet)

Phong tục
Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi.
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm đủ các màu sắc, sặc sỡ, xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành hình các bông hoa, nặn bột làm con tôm, con cá ...
Đồ trẻ con chơi trong Tết này toàn là các thứ bồi bằng giấy như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm cá, bươm bướm, bọ ngựa, cành hoa, giàn mướp, đèn cù, ông nghè đất, con thiềm thừ,... những năm gần đây còn có nhiều đồ chơi bằng nhựa, bằng sắt...
Trẻ em tối đêm rằm dìu dắt nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh vang cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ…
Múa Sư tử (múa Lân)
Người Việt tổ chức Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà.
Múa lân dịp Tết Trung thu (ảnh internet)

Đám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu Lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu Lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của Lân. Ngoài ra còn có thanh la, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu Lân... Đám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau.

Bánh trung thu

Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và những người thân đã khuất vào mỗi mùa trung thu.
Bánh trung thu (Ảnh internet)

Ăn bánh trung thu cũng là nội dung quan trọng của tết Trung Thu. Thông thường bánh trung thu có hai loại, bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng thường có vị mặn, làm bằng nhân lạp xưởng và lòng đỏ trứng gà. Còn bánh dẻo có vị ngọt làm bằng nhân đậu xanh hay đậu đỏ được nấu nhừ và đánh nhuyễn như bột.
Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh. Dần dần, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ vì mỹ thuật và dễ xếp trong hộp vuông, vừa đủ bốn chiếc một hộp. Bên ngoài bánh, phía trên mặt vẽ một vòng tròn ngay trung tâm bằng lòng đỏ trứng gà, trông như vầng trăng chiếu sáng...
Và ý nghĩa
Vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em rước đèn. Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác. Đây là dịp để các bậc cha mẹ, ông bà tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cháu. Đây cũng là dịp để tình yêu gia đình thêm khăng khít, gắn bó.
Đoàn viên gia đình dịp Tết Trung thu (ảnh minh họa, nguồn internet)

Cũng trong dịp này, mọi người mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tặng quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Chương trình "Vui Tết Trung thu năm 2016"

Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể đặc biệt quan tâm và tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ em vui Tết Trung Thu, nhất là với những trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Các hình thức sinh hoạt văn hóa trong đêm Trung Thu như múa Lân, rước đèn, phá cỗ trông trăng… ở làng quê cũng như thành phố đều mang dấu ấn cộng đồng, thể hiện sự quan tâm của cộng đồng, xã hội đối với trẻ em, thế hệ tương lai của gia đình, đất nước.
-Admin Tổng hợp-