Hỗn loạn tại buổi xin lỗi tử tù oan Hàn Đức Long. Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội bị ném dép vào mặt.
Hỗn loạn tại buổi xin lỗi tử tù oan Hàn Đức Long. Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội bị ném dép vào mặt.
Ngăn không cho vị Phó chánh án TAND tối cao đọc lời xin lỗi công khai đối với ông Hàn Đức Long người nhà nạn nhân đã giật biển hiệu, dùng dép ném thẳng vào mặt vị chánh án.
Chiều 25/4/2017, buổi xin lỗi của TAND Cấp cao tại Hà Nội với ông Hàn Đức Long - người bị kết án tử hình oan về tội giết người (đã bị tạm giam hơn 11 năm) diễn ra tại ở xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, Bắc Giang.
Tuy nhiên, buổi xin lỗi ông Long đã trở nên náo loạn khi gia đình của nạn nhân trong vụ án mà ông Long bị buộc tội oan đã bức xúc lớn tiếng khi cơ quan tố tụng chưa xác định được hung thủ của vụ giết người này.
Full video: 
Khi ông Trần Văn Tuân - Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội lên đọc lời xin lỗi công khai đối với ông Hàn Đức Long thì ở phía dưới, người nhà cháu Yến vẫn không ngừng la ó, cầm chai lọ ném về phía ông Tuân, khiến cho buổi xin lỗi liên tục bị ngắt quãng.
Tấm biển bị một số phụ nữ ùa lên bục khán phòng, giằng, giật, lôi xuống.

Dù gặp phải sự cản trở của gia đình cháu Nguyễn Thị Yến (SN 2000), nạn nhân nghi bị hiếp, giết năm 2005, nhưng theo đúng kế hoạch, khoảng 14h ngày 25/4, Phó Chánh án TAND cấp cao đã lên đọc lời xin lỗi công khai đối với “tử tù” Hàn Đức Long tại trụ sở UBND xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Hỗn loạn tại buổi xin lỗi ông Hàn Đức Long.

Rất đông người nhà cháu Yến xông lên la ó, phản đối, ném chai lọ về phía ông Tuân, khiến cho vị Phó Chánh án liên tục phải tạm dừng. Hai cán bộ phải chạy lên lấy cặp che cho ông Tuân.
Hai cán bộ phải chạy lên lấy cặp và tay che cho Phó Chánh án TAND cấp cao đọc lời xin lỗi công khai đối với ông Hàn Đức Long

Buổi xin lỗi diễn ra trong náo loạn, ồn ào. Vì thế, sau khi ông Tuân đọc xong lời xin lỗi công khai trong khoảng 10 phút thì ra thẳng xe ô tô về luôn, dưới sự bảo vệ của lực lượng công an.
Trước đó, gần đến giờ tổ chức buổi công khai xin lỗi ông Long thì người nhà cháu Yến đã tập trung đông tại hội trường, xông lên giật phông, phản đối buổi công khai xin lỗi, khiến tình hình rất lộn xộn. Gia đình cháu Yến đề nghị các cơ quan chức năng phải điều tra làm rõ hung thủ giết cháu Yến thì mới tổ chức công khai xin lỗi.
Theo hồ sơ vụ án, tối 26/6/2005, người dân xã Phúc Sơn (Tân Yên, Bắc Giang) phát hiện thi thể cháu Nguyễn Thị Y..
Cháu Y. được xác định bị giết hại sau khi bị hiếp dâm. Công an tỉnh Bắc Giang đã vào cuộc điều tra nhưng phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án sau 4 tháng do không tìm ra thủ phạm.
Tháng 10/2005, công an nhận được đơn của hai mẹ con bà Ngô Thị Khuyến tố cáo bị ông Hàn Đức Long hiếp dâm. Cơ quan điều tra đã bắt giam ông Hàn Đức Long. Ông Long sau đó thú nhận tại cơ quan công an là thủ phạm hiếp dâm và giết cháu Nguyễn Thị Y..
Từ năm 2007 đến năm 2011, qua 4 phiên tòa, ông Hàn Đức Long bị TAND tỉnh Bắc Giang và TAND Tối cao tuyên phạm tội Hiếp dâm trẻ em và Giết người, hình phạt chung là tử hình. Tại các phiên xử và trong suốt thời gian bị bắt, bị cáo Hàn Đức Long liên tục kêu oan.
Năm 2014, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử giám đốc thẩm lần hai, tuyên hủy bản án hình sự sơ thẩm lần hai và phúc thẩm lần hai đối với bị án Hàn Đức Long để điều tra lại.
Sau nhiều lần kết thúc điều tra, trả hồ sơ vụ án, cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với ông Hàn Đức Long.
Ngày 20/12/2016, Viện KSND tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hiếp dâm, đình chỉ điều tra vụ án đối với ông Hàn Đức Long bị khởi tố về tội "giết người, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em" và quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam.

VIDEO TRƯỚC ĐÓ TẠI ĐÂY: https://goo.gl/dNiJPi

Nguồn Video: Admin tổng hợp từ: VnExpress,  Dân Trí, Zing.vn, Tuổi trẻ,..…
Những điều bí ấn hấp dẫn của di tích “Chùa Vĩnh Nghiêm” ở Bắc Giang
Chùa Vĩnh Nghiêm ở làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, hay còn được gọi là chùa Đức La, là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, một viên ngọc sáng trong các chùa cổ Việt Nam. Còn gọi là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm.



Một góc chùa Vĩnh Nghiêm (Ảnh internet)


Ngày 23/12/2015, theo quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ Chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Ngày 20/03/2016, tại Chùa Vĩnh Nghiêm đã diễn ra lễ đón nhận Bằng xếp hạng, đến dự và trao bằng có Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo trung ương, địa phương và đại diện ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam  và các tỉnh thành, cùng đông đảo tăng ni, Phật tử, các cơ quan báo chí và nhân dân.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao bằng Xếp hạng Di tích Quốc gia (Ảnh internet)
MỘt SỐ HÌNH ẢNH LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT (Ảnh: N.A.G Nguyễn Đăng Giang)








LỊCH SỬ

Trước kia, chùa Vĩnh Nghiêm thuộc xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Lạng Giang, nay là thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nên còn gọi là chùa Đức La và lễ hội ở đây được gọi là lễ hội La. Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc nơi vị thế rất đẹp có long, phượng chầu về, bên trái có sông Lục Nam, bên phải là núi Đèo Giẻ, phía sau có núi có Cô Tiên, trước mắt là thông Thanh Long, phía ngoài là thôn Thanh Long là ngã ba Phượng Nhãn, tiếp nữa là nơi hội tụ của 6 con sông hợp thành dòng sông Lục Đầu Giang, thực là nơi sơn thủy hữu tình. Chùa nhìn ra ngã ba sông, phía Lục Đầu Giang - Kiếp Bạc, vùng Cẩm Lý cửa ngõ ra vào núi Yên Tử. Bao quanh chùa là núi non trong đó có núi Cô Tiên. Bên kia sông là vương phủ của Trần Hưng Đạo, đền Kiếp Bạc.

Văn bia chùa thời Trần viết: "Đức Tổ Điều Ngự Pháp Loa khi mở tùng lâm này, còn mở cái chợ Đức La. Các vị vương thân quốc thích và thập phương đàn Việt, phát tâm tậu ruộng đất ở tại bản xã và các hạt khác các nơi, để cúng hương dâng tam bảo muôn đời. Chùa này và chùa Sùng Nghiêm cả thảy 72 chốn tùng lâm, công đức sáng tạo, hợp khắc vào bia ở chùa Hoa Nghiêm núi Yên Tử". Một tấm bia chùa dựng khác viết: "Ðức tổ Điều Ngự (tức Trần Nhân Tông) khi mở Tùng lâm này (tức chùa Vĩnh Nghiêm), mở cả chợ chùa. Các vị vương thân quốc thích và khách thập phương đã phát tâm tậu nhiều ruộng cúng cho chùa, gồm cả ruộng trong xã và ruộng ở các hạt khác nữa".

Tương truyền chùa Vĩnh Nghiêm có từ đầu thời Lý Thái Tổ (1010-1028), tên chữ là Vĩnh Nghiêm Tự (永嚴寺). Thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278) đều có các vị cao tăng tu hành nên được tu tạo nguy nga, tráng lệ. Khi vua Trần Nhân Tông (陳仁宗; 1258-1308), từ bỏ ngôi vua thành người tu hành đến chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Ngoạ Vân (Yên Tử) thụ giới, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, sáng lập lên phái Thiền tông của Phật giáo Việt Nam. Hương Vân cùng hai đệ tử Pháp Loa (法螺), Huyền Quang (玄光) sáng lập, hoàn chỉnh phái Thiền tông Việt Nam gọi là Tam tổ.

Một góc Chùa Vĩnh Nghiêm (Ảnh internet)

Nguyên chùa Ngoạ Vân do sư Hiện Quang trụ trì, khi Hiện Quang viên tịch thì không còn nữa. Do Yên Tử là quê hương nhà Trần và nơi vua Trần Thái Tông lập phái Trúc Lâm ở đây nên Hương Vân Trần Nhân Tông thụ giới cả chùa Vĩnh Nghiêm và ở đây. Pháp Loa được ngài Hương Vân truyền pháp đã đi khắp nơi thuyết pháp, giảng bộ sách "Thiền Uyển Truyền Đăng Lục". Khi Hương Vân viên tịch, Pháp Loa làm lễ hoả táng, xây tháp mộ ở núi Yên Tử, dâng tôn hiệu là "Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật" gọi là Trúc Lâm đệ nhất Tổ. Rồi Pháp Loa về chùa Vĩnh Nghiêm trụ trì, xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo, đào tạo Tăng đồ và xếp đặt Tăng chức, chỉ đạo các chùa trong cả nước. Pháp Loa cho đúc 1.300 pho tượng, được đặc trách định Tăng đồ, đã có hơn 15.000 tăng ni, đệ tử, trong đó có hơn 3.000 đắc pháp, mở 200 sở đường… Cho soạn lại các sách "Đoạn Sách Lục, Tham Thiền, Yếu Chỉ". Năm 1330, Pháp Loa giao lại cho Huyền Quang đã sang chùa Quỳnh Lâm trụ trì, vài tháng sau thì viên tịch, được phong là "Tĩnh Chi Tôn Giả", làm Trúc Lâm đệ nhị Tổ.

Về Huyền Quang, vốn người làng Vạn Tải thuộc bộ Vũ Ninh (Bắc Ninh), con của Lý Ôn Hòa (quan triều Lý Thần Tông), đỗ Trạng nguyên thời Trần. Khi còn đang làm quan, Huyền Quang hộ giá đến chùa Vĩnh Nghiêm gặp Pháp Loa giảng đạo, thế là tỉnh ngộ, về triều hai lần dâng biểu từ quan được Hương Vân giao trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm. Huyền Quang đã soạn các bộ sách lớn: Chư Phẩm Kinh, Công Văn Tập, cho in kinh Phật, phân phát cho người nghèo, viên tịch năm 1334, được ban hiệu là "Trúc Lâm Đệ Tam Đại Tự Pháp Huyền Quang Tôn Giả", làm Trúc Lâm đệ tam Tổ. Như vậy, trước khi Hương Vân đến Yên Tử, Pháp Loa đến chùa Quỳnh Lâm, thì đều đã trụ trì ở chùa Vĩnh Nghiêm. Cả ba vị Tam Tổ Trúc Lâm: Hương Vân (Đệ nhất Tổ), Pháp Loa (Đệ nhị Tổ) và Huyền Quang (Đệ tam Tổ) đều lấy chùa Vĩnh Nghiêm làm trung tâm giảng đạo. Hiện nay, trong nhà Tổ đệ nhất còn đủ ba tượng Trúc Lâm Tam tổ: trong khám là tượng Hương Vân Trần Nhân Tông, bên ngoài là tượng Pháp Loa và tượng Huyền Quang. Nơi đây đã là đất tổ của đạo Phật thời Trần, đào tạo rất nhiều Tăng đồ.

Sau này có một số vị sư từ Bắc vào Sài Gòn đã cho xây dựng một ngôi chùa Vĩnh nghiêm thứ hai tại số 339, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một ngôi chùa rất nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện, ngôi chùa này còn nổi tiếng hơn cả ngôi chùa gốc - chùa Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).

KIẾN TRÚC

Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, tọa lạc trên mảnh đất khoảng 1 ha, bao quanh khuôn viên là luỹ tre dày đặc. Chùa được kiến trúc trên một trục, hướng đông nam gồm 4 khối: Toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trình khác. Mở đầu là cổng tam quan xây gạch, sau đó đi vào hơn 100 m là Bái đường (chùa Hộ). Từ ngày dựng chùa, hai bên đường được trồng thông để thành chốn tùng lâm, có cây đường kính gần 1m. Trên sân chùa có một tấm bia to, 6 mặt, dựng năm Hoằng Định thứ 7 (1606) với nội dung ghi lại việc trùng tu chùa năm đó. Đối diện với tấm bia cổ là vườn tháp mộ trong đó là của 5 vị sư có tên tuổi các hòa thượng: Phù Lãng Trung pháp (hiệu Sa môn), Thông Duệ ứng Duyên, Thanh Quý, Tịnh Phương Sa môn, Thanh Hanh và một số tháp khác.

Khối thứ nhất kiểu chữ "Công" () gồm Bái đường, nhà Thiêu hương, Thượng điện với thiết kế khang trang lối tàu bảy, đao lá, mái 4 đao 8 kèo kiểu con chồng, thượng tam hạ tứ. Bên ngoài chùa trang trí đắp nổi lối "nề ngõa" hình cuốn thư có ba chữ hình kỷ hà, trang trí hồi văn, hoa lá chạy đường diềm bao quanh. Nội thất của Thiêu hương được trang trí, chạm khắc lộng lẫy. Trong 3 nếp chùa đều có cửa võng, chạm khắc hoa lá, chim muông, họa tiết tinh vi mềm mại cầu kỳ được sơn son thiếp vàng, trên là các hoành phi đại tự lớn.

Khối thứ hai cũng làm theo kiểu chữ công nhưng thấp và nhỏ hơn. Đây là nhà Tổ đệ nhất thờ Tổ Hương Vân Trần Nhân Tông. Trong toà Tổ đệ nhất hiện nay có một tượng hậu đặt ở phía ngoài, 2 gian bên. Ba tổ Trúc Lâm đặt ở hậu cung, trên có tấm hoành phi "Trúc Lâm hội Thượng".
Khối thứ ba là gác chuông cao 2 tầng 8 mái, treo một quả chuông lớn. Kiến trúc lầu chuông được kết hợp giữa cấu trúc gỗ và gạch, ở phần giữa bốn đầu bảy có treo những quả chuông đồng nhỏ (chuông gió).

Khối thứ tư, kết cấu kiểu chữ đinh () là nhà Tổ đệ nhị thờ Tổ Pháp Loa. Trước đây, hai bên còn có các dãy nhà Tả vu và Hữu vu, mỗi dãy 18 gian rộng rãi là nơi hàng năm các sư về an cư kiết hạ, và các kiến trúc phụ phục vụ sinh hoạt hàng ngày của tăng ni, Phật tử. Chùa Vĩnh Nghiêm mới được trùng tu, quy mô nguy nga, tráng lệ như xưa, phục dựng lại tam quan theo nền cũ xây bằng gạch dài 7m, rộng 5m vỉa đá thành bậc rồng mây.

MỘC BẢN CHÙA VĨNH NGHIÊM – DI SẢN KÝ ỨC THẾ GIỚI KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

Trong chùa có tất nhiều tượng pháp, đủ loại tượng: Tượng Phật, tượng các vị Tổ dòng Trúc Lâm, tượng các vị sư Tổ sau này, tượng Hộ pháp, tượng La Hán…Trong số những đồ thờ tự ở đây, có chiếc mõ dài gần nửa mét, được sơn đen bóng, lỗ thoát âm có đề hai dòng chữ Phạn.
Chùa Vĩnh Nghiêm xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên là nơi tàng trữ để các bộ ván kinh xưa rộng tới 10 gian nhà. Đó là những bộ ván kinh có từ 700 năm nay, là kho sách cổ vô cùng quý giá, như: Sa di tăng Sa di lì tỷ khiêu lỵ (348 giới luật), bộ Yên Tử nhật trình từ thế kỷ 15 (quá trình hình thành phái Trúc Lâm), Hoa nghiêm sớ, Di đà sớ sao, Đại thừa chỉ quán, Giới kinh ni... Nhiều kệ ván in kinh vẫn còn. Đó là kho ván khắc in, người xưa gọi là mộc thư khố là hiện vật minh chứng chùa Vĩnh Nghiêm từng thống lãnh 72 chốn tùng lâm. Hiện nay, kho mộc thư vẫn lưu giữ được 34 đầu sách với gần 3000 bản khắc, mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách khắc ngược (âm bản) khoảng 2000 chữ Nôm, chữ Hán. Những bản khắc có niên đại sớm nhất, nhiều sách nhất, chữ chuẩn đẹp nhất và đạt đến độ tinh xảo, trong số mộc thư còn lưu giữ được ở nước ta. Từ những ván khắc đó, có thể in ra đủ biên lan, bản tâm, ngư vĩ, thiên đầu, địa cước. Biên lan có khung viền lề trang sách là một đường chỉ to và một đường chỉ nhỏ. Bản tâm cho biết tên sách, thứ tự trang sách. Thượng hạ Bản tâm có Ngư vĩ theo kiểu song Ngư vĩ. Tả hữu, thượng hạ Biên lan có Thiên đầu - Địa cước. Các bản mộc thư chủ yếu ghi chép kinh luật nhà Phật, lịch sử hình thành và phát triển thiền phái Trúc Lâm, trước tác của 3 vị tổ thiền phái là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang; ngoài ra còn có các tác phẩm thơ, phú, nhật ký của Mạc Đĩnh Chi và một số vị cao tăng. Nghiên cứu mộc thư khố, chúng ta có lượng thông tin phong phú, đa dạng về lịch sử Phật giáo, tư tưởng hành đạo, nhập thế của thiền phái Trúc Lâm, văn học, phong tục tập quán cùng sự phát triển của nghề khắc in mộc thư và nghệ thuật chạm khắc gỗ của Việt Nam.
Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm (Ảnh internet)
Đặc biệt một số mộc thư giới thiệu cách chữa bệnh bằng thuốc nam, cách châm cứu với bản sơ đồ chỉ dẫn các huyệt rõ ràng. Hiện nay phòng mạch của nhà chùa vẫn kế thừa các bài thuốc ghi trong mộc thư để chữa các bệnh về thần kinh, đau xưng khớp và các bệnh về tiêu hóa.

Việt Nam từng đệ trình lên UNESCO hồ sơ mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm đề nghị công nhận là di sản tư liệu thế giới. Hồ sơ mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm cũng đã lọt qua vòng sơ duyệt của UNESCO. Trong kỳ họp của Ủy ban Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Bangkok - Thái Lan từ 14-16/5/2012, mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm đã được công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2012. Tối 6/10/2012, tại Bắc Giang, bà Katherine Muller Mari - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đã trao Bằng công nhận mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu ký ức thế giới. Sự kiện này được xếp thứ 2 trong 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch nổi bật nhất năm 2012 của Việt Nam.

ẢNH HƯỞNG DÂN GIAN

“Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm
Vĩnh Nghiêm chưa tới Thiền tâm chưa thành”
Hay ở Bắc Giang còn lưu truyền câu ca:
“Thứ nhất là chùa Đức La,
Thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng”.

HỘI LA

Theo truyền tích ở địa phương: Khi vua Trần Anh Tông nhường ngôi cho Trần Minh Tông thì thường hay đến chùa Vĩnh Nghiêm tham thiền học đạo. Mỗi khi vua Trần Minh Tông đến thăm cha Trần Anh Tông đều cho xa giá dừng lại ở bến đò Lá trước khi sang sông vào chùa Vĩnh Nghiêm. Vua và quan quân đều đối xử với dân Đức La rất tốt nên khi vua Trần Anh Tông mất, nhân dân đã lập am thờ vua ở bến đò Lá gọi là đền Tiên La. Các triều đại phong kiến tiếp theo đều cho phép dân làng thờ phụng và tổ chức lễ hội lệ gọi là hội La.
Nhân dân và du khách thập phương về trẩy hội.
NQĐ sưu tầm.
Khu Di tích tích Quốc gia Đặc biệt “Những Địa Điểm Khởi Nghĩa Yên Thế”

Viết bởi: BGQHT
Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế gồm nhiều di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 548/QĐ-TTg công nhận Di tích lịch sử "Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế" là Di tích Quốc gia đặc biệt. Trọng tâm của khu di tích khởi nghĩa Yên Thế, thuộc huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, cách Thành phố Bắc Giang 28 km về phía Tây Bắc theo đường tỉnh lộ 284.

Tượng đài Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám (nguồn FB BGQHT)
Theo Quyết định số 1537/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế tại tỉnh Bắc Giang thì Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế có diện tích nghiên cứu 23.099,7 ha, bao gồm địa bàn 26 xã, thị trấn của 4 huyện: Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng như sau:
-          Huyện Yên Thế có 10 xã: Phồn Xương, Tam Hiệp, Đồng Lạc, Tân Hiệp, Đồng Tâm, Đồng Vương, Xuân Lương, Hồng Kỳ, Đồng Kỳ và thị trấn Cầu Gồ;
-          Huyện Tân Yên có 12 xã: Tân Trung, Việt Lập, An Dương, Song Vân, Ngọc Châu, Cao Thượng, Liên Sơn, Phúc Hòa, Phúc Sơn, Quang Tiến, Nhã Nam và thị trấn Nhã Nam;
-          Huyện Việt Yên có 2 xã: Minh Đức và thị trấn Bích Động;
-          Huyện Yên Dũng có 2 xã: Nham Sơn và Tân Liễu.

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ

Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra năm 1884 rồi lan rộng ra một số tỉnh ở Bắc Kỳ như: Bắc Ninh, Phúc Yên, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám, nghĩa quân Yên Thế đã xây dựng nên hệ thống đồn luỹ, tổ chức đánh bại nhiều đợt càn quét của Pháp, buộc Pháp hai lần phải đình chiến cầu hòa. Khởi nghĩa Yên Thế đã phát triển thành một phong trào giải phóng dân tộc gần 30 năm (1884 - 1913). Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho sức chiến đấu và tinh thần bất khuất của nông dân Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng, trong phong trào đấu tranh chống Thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Nhóm khởi nghĩa của Đề Thám (hình chụp của trung úy Romain-Desfossés)

TỔNG QUAN KHU DI TÍCH

Trung tâm Khu di tích lịch sử văn hóa cuộc khởi nghĩa Yên Thế nằm trên địa bàn thị trấn Cầu Gồ - trung tâm huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Nằm trên một ngọn đồi cao là đền Thề, nơi nghĩa quân cắt máu ăn thề làm lễ xuất quân đánh Pháp. Trong đền có tượng thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Phía sau đền Thề là Nhà trưng bày các hình ảnh và hiện vật của cuộc khởi nghĩa như súng kíp, đạn, gươm, mã tấu... cùng các đồ dùng sinh hoạt như mâm đồng, bình lọ, ấm, chén uống nước... của nghĩa quân. Trước sân nhà trưng bày là tượng đài lãnh tụ nghĩa quân Hoàng Hoa Thám và câu nói nổi tiếng của ông:
"Chúng tôi gắn bó với phong tục của đất nước chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ từ bỏ phong tục ấy dù có phải hy sinh cả tính mạng".

Đối diện với đền Thề là đồn Phồn Xương, có bức tường thành dài đắp bằng đất và hàng lỗ châu mai. Đồn được Hoàng Hoa Thám cho xây dựng năm 1892, trấn giữ con đường độc đạo đi vào căn cứ nghĩa quân. Trước đồn là một hồ nước để bảo vệ mặt tiền đồn. Phía sau đồn nay còn di tích doanh trại, chiến lũy của nghĩa quân. Gần đồn Phồn Xương có phố Bà Ba - trước kia chính là nơi ở của vợ ba Hoàng Hoa Thám - bà Đặng Thị Nho còn gọi là bà Ba Cẩn - cũng là một tướng của nghĩa quân. Nơi đây còn ngôi mộ của bà Hoàng Thị Thế, con gái của Hoàng Hoa Thám.
Di tích đồn Phồn Xương (Nguồn: bacgiang.gov.vn)

Năm 2010, Bắc Giang đã tổng kiểm kê hệ thống di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Qua kiểm kê, có hơn 40 điểm di tích, phân bố ở 4 huyện gồm: Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên và Yên Dũng. Trong số này, có 16 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, 15 di tích cấp quốc gia.

LỄ HỘI YÊN THẾ

Năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 100 năm khởi nghĩa Yên Thế, Bắc Giang đã khánh thành tượng đài Hoàng Hoa Thám. Năm 2009, nơi đây bắt đầu diễn ra lễ hội kỷ niệm 125 năm cuộc khởi nghĩa Yên Thế (16/3/1884 – 16/3/2009). Kể từ đó lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm giáo dục truyền thống yêu nước và tôn vinh giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế do thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.
Lễ hội Yên Thế năm 2017 (Nguồn: bacgiang.gov.vn)

Lễ hội Yên Thế được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 dương lịch. Nội dung chính của lễ hội bào gồm các phần: lễ diễu hành; lễ dâng hương; tổ chức các trò chơi (đặc biệt là trò đấu vật); biểu diễn văn nghệ; các môn thể thao hiện đại (bóng đá, bóng chuyền, cầu long…). Ngoài ra còn có các chương trình lễ hội đặc biệt như: tổ chức diễu ngựa từ đình Hả - Tân Trung (Tân Yên) lên Phồn Xương, rước từ Nhã Nam vào tham dự; tổ chức tiết mục "Trai Cầu Vồng Yên Thế gặp gái Nội Duệ, Cầu Lim", tiết mục lễ tế cờ của Hoàng Hoa Thám

NQĐ sưu tầm.
Bắc Giang: Người dân mất ăn - mất ngủ vì dự án nghĩa trang An Phúc Viên
Chủ đầu tư, lãnh đạo Bắc Giang nói rằng người dân có đất đã đồng ý để thực hiện dự án siêu nghĩa trang nhưng thực tế, người dân vẫn phản đối kịch liệt.
Thời gian qua, dự án siêu nghĩa trang An Phúc Viên sắp hình thành trên đỉnh núi Niêng đang khiến các hộ dân hai xã Cương Sơn và Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang tỏ ra bức xúc, mất ăn, mất ngủ vì chính quyền và doanh nghiệp không thông báo, phổ biến, lấy ý kiến của người dân trước khi triển khai dự án, không xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

VIDEO: Ý kiến một số người dân
Theo chủ đầu tư, và một số lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cho biết, dự án siêu nghĩa trang An Phúc Viên đang hoàn tất các thủ tục để triển khai và chỉ có người dân không có đất trong dự án mới phản đối.
Tuy nhiên, trên thực tế, tìm hiểu của phóng viên cho thấy, người dân có đất thuộc quy hoạch bởi dự án vẫn phản đối quyết liệt, họ không muốn có một siêu nghĩa trang “mọc” trên đỉnh núi để sau này ảnh hưởng đến cuộc sống, kế sinh nhai, môi trường quanh họ.
Diện tích đât của gia đình chị Trương Thị Yến đang trồng cây Na, Vải cho thu nhập hàng năm cả trăm triệu nhưng chị đang lo lắng về dự án siêu nghĩa trang An Phúc Viên sẽ "nuốt" trọn diện tích đất của gia đình chị (ảnh nguồn Giáo dục Việt Nam)

Dư luận và người dân nơi đây cho rằng Dự án siêu nghĩa trang An Phúc Viên chẳng khác nào là một dự án “chui”, có dấu hiệu của việc “lợi ích nhóm” giữa doanh nghiệp và lãnh đạo tỉnh?
Ông Nguyễn Đức Vân, Trưởng thôn Vườn, xã Cương Sơn cho biết: “Khi triển khai dự án nghĩa trang An Phúc Viên ở địa bàn chúng tôi nhưng cấp trên lại không có thông báo bằng văn bản, giấy tờ gì trưng cầu ý kiến của người dân.
Nhiều người cao tuổi trong thôn Vườn, xã Cương Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang)  đang hoang mang, lo lắng không đồng tình  trước việc dự án siêu nghĩa trang An Phúc Viên sắp hình thành trên đỉnh núi Niêng (ảnh nguồn Giáo dục Việt Nam)

Trong xã có 11 thôn thì không có thôn nào nhất trí cho việc làm nghĩa trang tại nơi đây vì người dân lo lắng, bất an về môi trường, nghề nghiệp, cuộc sống của họ.
Thời gian gần đây có một đoàn Trung tâm phát triển quỹ đất và một số cán bộ xã có về triển khai dự án, nhưng chúng tôi cũng không tham dự, vì trong Quyết định phê duyệt của tỉnh không có thôn của chúng tôi.
Người dân chúng tôi 100%  phản đối kịch liệt, không đồng tình về dự án xây dựng khu nghĩa trang này. Chưa họp dân, xin ý kiến của dân mà Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định phê duyệt, đồng ý cho doanh nghiệp vào làm. Những ngày này người dân chúng tôi đang mất ăn, mất ngủ vì dự án nghĩa trang này”.
Ông Nguyễn Văn Hữu, người dân thôn An Thịnh, xã Cương Sơn cho biết thêm: “Trong việc triển khai dự án này chúng tôi nhận thấy có nhiều bất cập, chưa đúng theo quy định của pháp luật.
Khi đã triển khai một dự án nào đó thì phải thông báo với người dân, trên cơ sở đó mới có kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, xong được các cấp thẩm quyền phê duyệt thì mới làm công tác đo đạc, kiểm đếm.
Đặc biệt là họ không hề thông báo dự án, đến khi bắt đầu có đơn vị đầu tư thì về đo, triển khai thì người dân chúng tôi mới tá hỏa ra biết. Việc này đã đi ngược với quy trình không tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Dự án nghĩa trang là nơi thiêu đốt, chôn cất dứt khoát nó phải ảnh hưởng, tác động đến môi trường.

Theo quy định luật bảo vệ môi trường thì phải có đánh giá tác động môi trường, và tham vấn ý kiến của người dân.
Việc làm của các cấp chính quyền như vậy thì người dân chúng tôi chưa thể chấp nhận được, và cá nhân tôi chưa đồng thuận trong dự án nghĩa trang này”.
Một số người dân có đất ảnh hưởng bởi dự án siêu nghĩa trang An Phúc Viên cũng bày tỏ quan điểm không đồng thuận, họ cho rằng việc xây dựng nghĩa trang dứt khoát sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.

 “Gia đình tôi có số diện tích ảnh hưởng bởi dự án là hơn 1ha. Nếu lấy đất của chúng tôi để thực hiện dự án nghĩa trang là chúng tôi không đồng ý, vì cuộc sống của gia đình tôi chỉ trông chờ vào số diện tích đó.
Dự Và chính quyền cũng không thông báo bằng văn bản cho mọi người dân được biết về dự án trước khi triển khai, điều này đã không có tính dân chủ”. Chị Trương Thị Yến, người dân thôn Kỳ Sơn, xã Nghĩa Phương  có diện tích đất bị ảnh hưởng bởi dự án siêu nghĩa trang An Phúc Viên không chấp thuận cho việc lấy đất làm dự án vì lo sợ mất kế sinh nhai, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân (Video):
Chị Vũ Thị Thương, thôn Kỳ Sơn, xã Nghĩa Phương cũng có đất ảnh hưởng bởi dự án bày tỏ ý kiến:
"Nhà tôi có hơn 1ha đất canh tác trên núi Niêng, chúng tôi chủ yếu trồng cây ăn quả là cây Vải và cây Na, một năm cho thu nhập ổn định cũng đã có hơn 100 triệu.
Tuy nhiên, gần đây, tôi được biết đến dự án nghĩa trang An Phúc Viên khi có chủ đầu tư về cắm mốc, đo đạc chứ không có văn bản thông báo gì.
Dự án nghĩa trang này tôi thấy không có lợi gì cho người dân, nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường, nghề nghiệp của người dân sau này.
Bên dưới núi có hệ thống sông, suối, nếu làm dự án này có lẽ sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước, mà dân ở đây chủ yếu sinh hoạt bởi nguồn nước sông, suối dưới chân núi.
Việc triển khai dự án này người dân chúng tôi ở thôn Kỳ Sơn này đều không đồng thuận"

Trước đó, Đầu năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Bắc Giang bất ngờ ban hành Quyết định số 02/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng công viên nghĩa trang An Phúc Viên (tỷ lệ 1/500) trên địa bàn 2 xã Cương Sơn, Nghĩa Phương (thuộc huyện Lục Nam) với quy mô khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch trên diện tích khoảng 150 héc ta đất rừng và đất nông nghiệp.
Quyết định số 02/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng công viên nghĩa trang An Phúc Viên (tỷ lệ 1/500) trên địa bàn 2 xã Cương Sơn, Nghĩa Phương (thuộc huyện Lục Nam) 

Trước đó, ngày 20/8/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Công văn số 3310/UBND-ĐT cho phép Công ty cổ phần đầu tư An Phúc Viên thực hiện dự án đầu tư công viên nghĩa trang An Phúc Viên.
Đến ngày 18/12/2016, Công ty cổ phần đầu tư An Phúc Viên có Tờ trình số 02/TTr-APV gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Sở Xây dựng Bắc Giang đề nghị xem xét, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng (1/500) công viên nghĩa trang An Phúc Viên.
Theo nội dung tờ trình thì quy mô diện tích khảo sát địa hình khoảng 150 ha, quy mô lập quy hoạch khoảng 103 ha chủ yếu là đất nông nghiệp, đất rừng và mặt nước.
Dự án có vị trí phía Bắc giáp sông Lục Nam, phía Nam giáp thôn Kỳ Sơn, phía Đông giáp xóm mới Ninh Hi, xã Nghĩa Phương và phía Tây giáp thôn Lợi, xã Cương Sơn.
Dự án được chia thành các khu chức năng như khu địa táng (cát táng, an táng 1 lần); khu lưu tro, khu tâm linh, công trình hỏa táng.
Ngoài ra, dự án còn có các dịch vụ như khu siêu thị tâm linh, cà phê, nhà hàng cơm chay.... Dự kiến quy mô an táng số lượng mộ phần của công viên nghĩa trang khoảng 60 ha.
Trên cơ sở đó, sau khi thẩm định quy hoạch chi tiết hồ sơ dự án, ngày 29/12/2016, ông Phạm Giang, Giám đốc sở Xây dựng Bắc Giang có Báo cáo số 356/BC-SXD trình Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng công viên nghĩa trang An Phúc Viên đồng thời đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để làm cơ sở cho các bước tiếp theo.
Chỉ vỏn vẹn 5 ngày sau, tức ngày 03/1/2017, ông Lại Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ký Quyết định số 02/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng công viên nghĩa trang An Phúc Viên tỷ lệ 1/500.
Liên quan đến dự án trên, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang.
Tuy nhiên ngày 14/04, mặc dù cảnh vệ gác trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã liên hệ cho nhiều lãnh đạo văn phòng tỉnh nhưng các vị đều báo bận họp và không có lịch hẹn, trả lời báo chí trước vấn đề trên.
Dư luận một lần nữa cho rằng, đây có khả năng là một dự án "chui" giữa doanh nghiệp và chính quyền mà người dân không được tham vấn ý kiến?

Theo Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

VIDEO EDITED BY BGQHT
Khắc phục ô nhiễm trên kênh T3 (xã Trung Sơn - Việt Yên - Bắc Giang)
Khắc phục ô nhiễm trên kênh T3 (xã Trung Sơn - Việt Yên - Bắc Giang)
Như các phương tiện thông tin đã phản ánh trước đó, tại địa phận thôn Tân Sơn xã Trung Sơn - huyện Việt yên (Bắc Giang), tình trang kênh T3 (Xã Trung Sơn) ô nhiễm nghiêm trọng, xác động vật chết ngập tràn kênh, mùi hôi thối nồng nặc, khiến người dân nơi đây không khỏi bức xúc.
Tình trạng này đã diễn ra lâu nay, đã nhiều lần dọn dẹp nhưng vẫn chưa xử lý triệt để được. Trước tình trạng đó UBND huyện Việt Yên đã có công văn xử lý tình trạng này
Và cuối cùng thì cũng được giải quyết, kênh đã được khắc phục tình trạng ô nhiễm này. Tuy nhiên đây cũng chỉ là biện pháp khắc phục tạm thời, chính quyền không thể lúc nào cũng đi dọn mãi như này được, cần có sự giám sát phối hợp giữa người dân, cần có ý thức bảo vệ môi trường sống của mình.
HÃY CHIA SẺ ĐỂ BÀ CON CÓ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HƠN.
Video được thực hiện: BGTV
-------------------
Video phản ánh ô nhiễm trước đây:


Từ 0h00 ngày 15/04/2017, Bắc Giang sẽ có mã vùng điện thoại mới
 Thông báo về việc thay đổi mã vùng điện thoại cố định

Theo Quyết định số 2036/QĐ-BTTTT ngày 21/11/2016 của Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông, từ tháng 02/2017 thực hiện chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định tại 59 Tỉnh/Thành phố.
Từ 0h00 ngày 15/04/2017, Bắc Giang sẽ có mã vùng điện thoại mới (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

Theo Quyết định thì mã vùng của 59 tỉnh thành được chuyển đổi cụ thể như sau:

Tỉnh/Thành phố
Mã vùng cũ
Mã vùng mới
Tỉnh/Thành phố
Mã vùng cũ
Mã vùng mới
 Giai đoạn 1: Từ 00h00 ngày 11/02/2017
 Sơn La
 22
 212
 Thừa Thiên - Huế
 54
 234
 Lai Châu
 231
 213
 Quảng Nam
 510
 235
 Lào Cai
 20
 214
 Đà Nẵng
 511
 236
 Điện Biên
 230
 215
 Thanh Hóa
 37
 237
 Yên Bái
 29
 216
 Nghệ An
 38
 238
 Quảng Bình
 52
 232
 Hà Tĩnh
 39
 239
 Quảng Trị
 53
 233



Giai đoạn 2: Từ 00h00 ngày 15/4/2017
 Quảng Ninh 
 33
 203
 Thái Bình
 36
 227
 Bắc Giang
 240
 204
 Nam Định
 350
 228
 Lạng Sơn 
 25
 205
 Ninh Bình
 30
 229
 Cao Bằng
 26
 206
 Cà Mau
 780
 290
 Tuyên Quang
 27
 207
 Bạc Liêu
 781
 291
 Thái Nguyên 
 280
 208
 Cần Thơ 
 710
 292
 Bắc Cạn
 281
 209
 Hậu Giang
 711
 293
 Hải Dương
 320
 220
 Trà Vinh
 74
 294
 Hưng Yên
 321
 221
 An Giang
 76
 296
 Bắc Ninh
 241
 222
 Kiên Giang
 77
 297
 Hải Phòng
 31
 225
 Sóc Trăng
 79
 299
 Hà Nam
 351
 226



Giai đoạn 3: Từ 00h00 ngày 17/6/2017
 Hà Nội
 4
 24
 Đắk Lắk
 500
 262
 TP. Hồ Chí Minh
 8
 28
 Lâm Đồng
 63
 263
 Đồng Nai
 61
 251
 Gia Lai
 59
 269
 Bình Thuận
 62
 252
 Vĩnh Long
 70
 270
 Bà Rịa - Vũng Tàu
 64
 254
 Bình Phước
 651
 271
 Quảng Ngãi
 55
 255
 Long An
 72
 272
 Bình Định
 56
 256
 Tiền Giang
 73
 273
 Phú Yên
 57
 257
 Bình Dương
 650
 274
 Khánh Hoà
 58
 258
 Bến Tre
 75
 275
 Ninh Thuận
 68
 259
 Tây Ninh
 66
 276
 Kon Tum
 60
 260
 Đồng Tháp
 67
 277
 Đắk Nông
 501
 261




Như vậy, từ ngày 15/04/2017 thì Mã vùng điện thoại của Bắc Giang sẽ được chuyển từ 240 sang 204. Tuy nhiên quý khách vẫn có thể quay số dùng song song cả 2 mã vùng như trên trong thời gian 30 ngày kể từ ngày bắt đầu chuyển đổi mã vùng. Sau thời gian trên, cuộc gọi chỉ thực hiện được bằng cách bấm số với mã vùng mới.
Các tỉnh không thay đổi mã vùng điện thoại cố định gồm: Phú Thọ (210), Vĩnh Phúc (211), Hòa Bình (218), Hà Giang (219).
Hình thức quay số (từ thuê bao di động hoặc cố định gọi liên tỉnh đến thuê bao cố định): 0 + Mã vùng mới + Số điện thoại.

Ví dụ số cũ là (0240) 3.867.637 thì số mới sẽ là (0204) 3.867.637.