Bắc Giang: “Trận chiến” cướp cầu bùn trong nắng nóng 40 độ C

TTBG - 20 trai làng tranh nhau quyết liệt quả cầu 20 kg dưới trời nắng nóng tại lễ hội vật cầu bùn (Bắc Giang) chiều 26/05 tại thôn Yên Viên, xã Vân Hà (Việt Yên - Bắc Giang).



Lễ hội vật cầu bùn có từ thế kỷ IV-V tại làng Vân (Việt Yên, Bắc Giang) luôn được khán giả trông đợi do 4 năm mới tổ chức một lần. Lễ hội này được người dân phục dựng từ năm 2000 với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, quốc thái dân an.
Đặc trưng nhất của lễ hội chính là hội thi cướp cầu. Theo đó, luật chơi của hội vật cầu bùn được tổ chức như sau: tổng cộng có 20 thanh niên trai tráng (20 đấu thủ tham gia thi đấu, trong đó 4 người dự bị bên ngoài. 14 người tranh ở hai đầu, 2 người làm nhiệm vụ giữ lỗ) thanh niên khỏe mạnh tham gia hội vật gọi là quân cầu được chia làm bốn giáp (mỗi giáp bốn người), bốn giáp lại được chia làm hai đội (mỗi bên tám người) gọi là giáp trên và giáp dưới.
Hội vật được tổ chức trên một sân có diện tích khoảng 200m2, mặt sân là bùn nhão, ở hai đầu sân có hai hố để đẩy cầu xuống, mỗi lần đẩy được cầu xuống hố là kết thúc một hiệp. Ngày 12 đánh hai cầu, ngày 13 đánh ba cầu và ngày 14 đánh bốn cầu.
Quả cầu trong hội vật làm bằng gỗ lim nặng 20kg được lưu truyền trong đình làng từ đời này qua đời khác. Theo tâm linh, mỗi lần cầu được đẩy xuống hố tượng trưng cho đất trời hòa hợp, mưa thuận gió hòa giúp mùa màng bội thu...
Quả cầu vốn tượng trưng cho Mặt trời, nên cướp được cầu là cướp được nắng, mùa màng sẽ bội thu, cây cối xanh tốt và may mắn cho toàn bộ dân làng. Với quan niệm ấy, nên hội vật cầu bùn cho dù đã trải qua hàng bao thế kỷ vẫn luôn được tồn tại, lưu truyền cho hậu thế với tình yêu quê hương, xóm làng của một đất nước với nền văn minh lúa nước.
Trước khi vào trận đấu, các cầu thủ với trang phục đóng khố, cởi trần làm lễ trước sân chùa.
Dưới đây là một số hình ảnh của lễ hội này:

Trước khi vào trận đấu, các cầu thủ với trang phục đóng khố, cởi trần làm lễ trước sân chùa.

Cái lạ của lễ hội này là đấu thủ được thụ lộc ngay sau khi tế lễ xong. Lộc bao gồm hoa quả và rượu – thứ rượu đặc sản chính gốc, được nấu theo công thức đặc biệt của làng Vân, giúp các chàng trai có thêm sức mạnh trước trận đấu

Sau cút rượu lộc khao quân, đội cầu bắt đầu làm lễ tế tại cửa đền trước khi thi đấu. Các động tác tế lễ khá đặc biệt, theo phong cách giống như những "chiến binh" trên sới vật .

Quả cầu thiêng nặng 20 kg được làm từ gỗ được thỉnh từ trên bàn thờ Thành hoàng xuống để chuẩn bị cho trận đấu. 

Các chiến binh xếp hàng đôi, đối diện nhau, sau đó, mỗi đội cử ra một cặp đấu vật với nhau xem ai thắng nghĩa là đội đó được giao cầu trước.

Sân đình rộng hơn 200 m2 được đổ đầy đất bùn. Bùn ở đây được kiểm tra kỹ càng, nước không được quá nhiều (sẽ bị ướt), hoặc quá ít (sẽ bị khô). Hai đầu sân có hai lỗ sâu gần 1 m, rộng nửa mét. Các đấu thủ ôm cầu đẩy xuống hố.

Trận đấu bắt đầu lúc 14h với sự giao tranh quyết liệt của hai đội. Có tổng cộng 20 đấu thủ tham gia thi đấu, trong đó 4 người dự bị bên ngoài. 14 người tranh ở hai đầu, 2 người làm nhiệm vụ giữ lỗ.

Sân trơn trượt do bùn, nhiều lúc muốn bảo vệ cầu phải bưng cả cầu thủ đội mình lên cao. 

Trận đấu rất hấp dẫn, nhiều kịch tính, trong tiếng trống thúc giục lúc khoan thai, lúc dồn dập. 


Lễ hội diễn ra giằng co, quyết liệt, có nhiều tình huống đấu thủ chạy xô cả vào đám đông. Khán giả nào có kinh nghiệm thì chuẩn bị sẵn áo mưa che tránh bùn bắn lên người. 

Đội nào ghi điểm trước là cuộc đấu sẽ được ngưng lại. Các cầu thủ được nghỉ ngơi sau đó lại vào trận tiếp, đội nào ghi được 2 điểm trước sẽ giành chiến thắng.


 Ảnh: Zing.vn