Lễ hội Thổ Hà - Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc


Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Sự xuất hiện của hình tượng ba vị Tam đa, Tiên đồng - Ngọc nữ hay các ông Tổng cờ, Tổng kiếm... là những yếu tố khiến cho lễ hội Thổ Hà mang bản sắc khác biệt với nhiều nơi khác.
Xem thêm Tại Đây
Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Sáng 28/2 (21 tháng Giêng âm lịch), người dân thôn Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức hội làng tưng bừng. Hàng nghìn người đã về dự.
Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Lễ hội có từ năm 1685 nhưng bị gián đoạn trong một thời gian dài. Đến năm 1992, dân làng cùng các ban ngành đoàn thể cho phục dựng lại, chính thức tổ chức lễ rước theo nghi thức xưa.
Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh BắcTuy nhiên, phải 2 năm một lần lễ hội mới có phần rước long trọng này. 4 xóm trong làng luân phiên thay nhau tổ chức. Mỗi lần làng làm lễ long trọng, từ trẻ em đến người già cùng nhau mặc lên người những bộ đồ đẹp nhất.
Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Hai bé Trịnh Hưng (8 tuổi) và Khánh Ly (7 tuổi) có vinh dự được gánh lộc cho làng. Năm nay, các thành phần tham gia chính đều là người của xóm 1, làng Thổ Hà.

Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Lễ hội nhằm tôn vinh, tưởng nhớ ông Đào Trí Tiến - người được xem là ông tổ nghề gốm của làng. Năm 2012, lễ hội Thổ Hà được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Lễ rước chính thức bắt đầu từ 10h sáng, xuất phát từ miếu xóm 1, sau đó kết thúc lúc 12h trưa tại đình làng. Đi đầu là cờ Tổ quốc cỡ lớn, bề rộng hơn 4 m2.

Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Tiếp theo là Tổng cờ. Người có vinh dự đảm nhiệm vai này là anh Cáp Trọng Trường (47 tuổi).

Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Gây sự chú ý đối với người tham dự hơn cả là hình tượng ba vị Tam đa (Phúc - Lộc - Thọ) và hai em nhỏ đóng vai Tiểu đồng, Ngọc nữ. Lần lượt từ trái sang, ông Lộc do ông Cáp Trọng Tuấn đóng, ông Trịnh Giang Hòa trong vai ông Thọ (giữa) và ông Cáp Trọng Hưng giả làm ông Phúc.



Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Nhân vật Ngọc nữ xinh đẹp do bé Huyền ở xóm 1 hóa thân, còn Tiểu đồng do bé Khôi đảm nhiệm.

Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Kiệu Thánh, kiệu Mẫu cùng bàn thờ ngai vị đi kèm với đội múa sinh tiền.

Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Đội bát nhã với kèn, trống, nhị, thanh la.

Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Đi sau 3 vị Tam đa và Tổng cờ là Tổng kiếm (ảnh), Tổng tiết và Tổng chiêng. Mỗi ông đại diện cho một đoàn quân.

Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Đội chấp kích đi theo sau vị Tổng kiếm.

Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Trong lễ rước còn có cả một con bê đã thịt còn nguyên hình.

Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Theo sau bê là lợn quay.

Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Đoàn rước dù không còn là lạ nhiều năm gần đây nhưng vẫn thu hút sự chú ý của rất nhiều dân làng.

Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Tuyến đường rước chỉ ngắn khoảng dưới 500 m, tuy nhiên phải mất 2 giờ, đoàn mới tới đình làng để làm lễ tế do có nhiều thủ tục.








Ngày 26/02/2016, Bắc Giang Giao nhận quân năm 2016

Viết tiếp truyền thống "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người"

Xem thêm Tại Đây

Sáng 26-2, gần 3 nghìn thanh niên ưu tú trong tỉnh Bắc Giang lên đường nhập ngũ. Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành đã đến chúc mừng, động viên, căn dặn tân binh. Tại 10 huyện, TP, ngày hội tòng quân diễn ra trang nghiêm, xúc động. 
giao quân năm 2016, tryền thống, 'thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người'
Đồng chí Bùi Văn Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng tân binh. Ảnh: Sỹ Quyết
Trước giờ khai mạc, các tân binh đã tề tựu đông đủ chờ đón lễ giao quân. Những ông bố, bà mẹ nắm chặt tay con- chàng trai lần đầu mặc quân phục với ba lô trên vai, sao trên mũ. Xen lẫn nụ cười là nước mắt và những lời dặn dò, nhắn nhủ. Đúng 7giờ 30 phút, tại 10 điểm giao quân, ngọn lửa truyền thống bừng sáng trên lễ đài, tiếng trống ngày hội tòng quân vang lên giục giã. Trong không khí thiêng liêng đó, mỗi thanh niên như được tiếp thêm sức mạnh, ý chí và lòng tự hào dân tộc. 
Dự lễ giao quân tại TP Bắc Giang, đồng chí Bùi Văn Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng các tân binh. Đồng chí động viên những người lính trẻ hãy nỗ lực học tập, rèn luyện, trở thành quân nhân ưu tú của Quân đội nhân dân Việt Nam, phát huy truyền thống quê hương Bắc Giang anh hùng. 
Năm 2016, TP Bắc Giang tuyển chọn 175 thanh niên đủ các điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa, bản lĩnh chính trị, giao cho 4 đơn vị đầu mối. Trao đổi tại lễ giao quân, Đại tá Lê Xuân Thuân, Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 3 (Quân khu 1) nói: “Đơn vị tiếp nhận 94 thanh niên của TP Bắc Giang. Chất lượng tân binh của TP năm nay khá cao, đáp ứng đúng các yêu cầu đề ra. Chúng tôi đã chuẩn bị nơi ăn, nghỉ, giáo án, bài giảng, thao trường, bãi tập nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác huấn luyện”. 
giao quân năm 2016, tryền thống, 'thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người'
 Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng NVQS tỉnh động viên thanh niên huyện Sơn Động. Ảnh: Quốc Trường
Tại huyện Sơn Động, các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) tỉnh; Hoàng Công Hàm, Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 1 đã đến dự lễ giao quân. Các đồng chí khẳng định, thực hiện NVQS là vinh dự và nhiệm vụ vẻ vang của tuổi trẻ. Bởi vậy, các tân binh cần nêu cao ý chí, sẵn sàng vượt qua gian khó, thử thách, hoàn thành tốt mọi nhiệm, góp sức xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. 
Tiễn con trai là Lý Văn Dương nhập ngũ, bà Lý Thị Mai ở xã Dương Hưu bày tỏ: “Khi nhận giấy báo trúng tuyển, tôi và gia đình động viên, khích lệ để cháu yên tâm vào quân ngũ. Tôi mong muốn sau này, Dương sẽ trưởng thành, vững vàng trước mọi khó khăn". 
giao quân năm 2016, tryền thống, 'thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người'
Quang cảnh lễ giao quân tại TP Bắc GiangẢnh: Sỹ Quyết
Cũng trong sáng 26-2, 250 thanh niên ưu tú của huyện Việt Yên đã có mặt đầy đủ trong ngày hội tòng quân. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Thân Văn Khoa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dặn dò các chiến sĩ phải ra sức học tập, phấn đấu, dành kết quả cao nhất trong thời gian tại ngũ. 
Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Hội đồng NVQS tỉnh, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các huyện: Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang, Lục Ngạn, Lục Nam cũng long trọng tổ chức lễ giao quân. Một số địa phương có chỉ tiêu giao quân cao trong khi vừa hoàn thành công tác giao nhận quân đợt 2 năm 2015. Khắc phục khó khăn đó, các đơn vị thực hiện đúng quy trình tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, bảo đảm các tiêu chuẩn, yêu cầu đề ra. 
Năm 2016, Lục Ngạn có chỉ tiêu giao quân cao nhất so với toàn tỉnh (395 thanh niên). Hơn nữa, huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, nhiều thanh niên đi làm ăn xa. Phát huy kinh nghiệm qua mỗi mùa tuyển quân, địa phương thực hiện chặt chẽ từng bước tuyển, gọi công dân, có nhiều hình thức tuyên truyền Luật NVQS (sửa đổi). 
Nhờ có sự chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ, chủ động làm tốt công tác chuẩn bị, 30/30 xã, thị trấn trong huyện Lục Ngạn đều giao đủ quân, chất lượng bảo đảm. Trong số 395 thanh niên nhập ngũ có 220 người dân tộc thiểu số; sức khỏe loại 1 và 2 đạt hơn 80%; 6 thanh niên tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, 80 thanh niên được bồi dưỡng kiến thức về Đảng. 
giao quân năm 2016, tryền thống, 'thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người'
Đồng chí Dương Văn Xuân, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa căn dặn con trai trước giờ lên đường. Ảnh: Mạc Yến
Đến 9 giờ cùng ngày, lễ giao quân năm 2016 kết thúc. Các tân binh Bắc Giang lên đường về đầu mối nhận quân gồm: Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bộ Tư lệnh Thủ đô; Quân đoàn 2; Quân chủng Phòng không - Không quân; Binh chủng Công binh; Binh chủng Đặc công; Binh chủng Hóa học và Quân khu 1 (gồm Sư đoàn 3; Lữ đoàn Xe tăng 409; Lữ đoàn Pháo binh 382). 
giao quân năm 2016, tryền thống, 'thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người'
Gương mặt tự tin của thanh niên Vi Mai Thương (SN 1993), dân tộc Cao Lan, xã An Châu, huyện Sơn Động. Ảnh: Quốc Trường
Toàn tỉnh đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tuyển quân với gần 3 nghìn thanh niên nhập ngũ (chiếm 1/3 quân số Quân khu 1). Trong đó có hơn 150 thanh niên viết đơn tình nguyện nhập ngũ;  gần 450 công dân ưu tú được bồi dưỡng kiến thức về Đảng; 135 người tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học; tỷ lệ thanh niên đủ sức khỏe loại 1 và 2 chiếm hơn 70%, 28 người là con em cán bộ... 
Gác lại tháng ngày học tập trên giảng đường, chiến sĩ Dương Nhật Anh (SN 1994) ở thôn Hoàng Liên, xã Hoàng An (Hiệp Hòa) chia sẻ: “Tôi đang là sinh viên năm thứ 2, Trường Cao đẳng nghề Điện (Hà Nội). Tôi tình nguyện nhập ngũ đợt này vì xác định đây là nhiệm vụ của thanh niên, đồng thời cũng là cơ hội để rèn rũa bản lĩnh, ý chí của bản thân. Trong môi trường mới, tôi sẽ khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ của một quân nhân”. Với khát vọng của tuổi trẻ, Dương Nhật Anh cùng hàng nghìn thanh niên ưu tú của tỉnh nguyện tiếp nối thế hệ cha anh, sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc thân yêu. 
Nhóm PV Báo Bắc Giang
Admin #ĐQN tổng hợp
Về đất thiêng Yên Thế nghe huyền thoại Đề Thám

Về đất thiêng Yên Thế nghe huyền thoại Đề Thám

Xem thêm  Tại Đây

 Tôi sinh ra và lớn lên tại Tân Trào lịch sử - thành phố Tuyên Quang, vì nhiều cơ duyên mà tìm đến với Bắc Giang, với vùng đất thiêng Yên Thế, để rồi đắm chìm vào huyền thoại lịch sử Hoàng Hoa Thám lúc nào không hay.
đất thiêng, Yên Thế, nghe, huyền thoại, Đề Thám
Di tích thành lũy Phồn Xương.  Ảnh: Thế Đại
Những ngày đầu xuân mới, thị trấn Cầu Gồ nhỏ bé náo nhiệt với cờ hoa, âm thanh, ánh sáng và dòng người đông đúc như trảy hội... 
Đi trên phố Hoàng Hoa Thám, phố Bà Ba (bà Ba Cẩn, vợ ba Hoàng Hoa Thám), đường Cả Trọng, Cả Dinh… tôi hòa vào dòng người tìm đến đền Thề (nơi thờ Hoàng Hoa Thám và các nghĩa quân Yên Thế) để tìm một khoảng lặng linh thiêng, đượm trầm hương và lòng thành kính dâng lên người Anh hùng dân tộc Đề Thám. 
Tôi vẫn nhớ như in lần đầu đứng dưới chân tượng đài Hoàng Hoa Thám bằng đồng đặt giữa trung tâm thị trấn Cầu Gồ, bức tượng lột tả được  khí phách của "Hùm xám Yên Thế". 
Trong thời gian lưu lại Cầu Gồ, tôi có dịp tham quan cụm di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám. Đồn Phồn Xương được đắp bằng đất, tường cũ rêu phong. Đồn được Hoàng Hoa Thám cho xây dựng vào năm 1892, trấn giữ con đường độc đạo để đi vào căn cứ của nghĩa quân. Sau khi tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Pháp đã cho san phẳng đồn Phồn Xương. Sau này chính quyền địa phương đã cho dựng và phục chế lại. Nhà trưng bày khởi nghĩa nằm ngay sau tượng đài Đề Thám, nơi lưu giữ những hình ảnh, hiện vật... liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế và các sản vật, tài nguyên quý của địa phương. 
Các hiện vật trong hai tầng nhà trưng bày được bài trí khá công phu, khoa học, từ cái bát ăn cơm, lá cờ trong lễ tế cờ, cái giáo cái mác, cho đến những sa bàn trận đánh của nghĩa quân Yên Thế với thực dân Pháp... giúp du khách dễ dàng hình dung lại một giai đoạn lịch sử đấu tranh và xây dựng thị trấn của nhân dân Yên Thế.
đất thiêng, Yên Thế, nghe, huyền thoại, Đề Thám
Võ sư Trịnh Như Quân biểu diễn sáo trúc tại Lễ hội Yên Thế.
Tuy nhiên, ngôi nhà vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và sưu tầm thêm các di vật lịch sử nên còn thiếu nhiều hiện vật, tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa. Hiện nay, di chứng lịch sử được quan tâm nhiều nhất đó là thi hài của nghĩa quân và Hoàng Hoa Thám ở đâu? Ẩn số này được giải đáp chắc chắn sẽ cung cấp thêm cho nhà trưng bày những di vật lịch vật vô cùng quý giá.
Đêm nghỉ tại Yên Thế, tôi xin vào ở trọ nhà dân để tiện tìm hiểu thêm những thông tin về vùng đất, con người lớp con cháu cụ Đề hôm nay. Buổi tối hôm ấy, tôi ngủ cùng cụ bà Nguyễn Thị Ngọ - 95 tuổi, người gốc Yên Thế. Cụ còn rất minh mẫn và giống như "nhà nghiên cứu dân gian" về Hoàng Hoa Thám vậy! Cụ bảo: "Năm nào ngày Tết, hay dịp hội, tôi cũng đi lễ ở đền Thề và đền bà Ba - hai ngôi đền linh thiêng nhất của thị trấn này". 
Bàn tay cụ Ngọ gầy guộc run run, đôi mắt in hằn đậm vết thời gian nhưng ánh mắt thì sáng lên khi nói về Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế. Cụ kể cho tôi nghe nhiều mẩu chuyện về Đề Thám, chuyện lịch sử đan xen với truyền thuyết, chuyện từ khi Đề Thám thay Đề Nắm lãnh đạo nghĩa quân, chuyện các cuộc đánh lớn và hai lần hòa hoãn với Pháp, những trận đánh, đấu mưu trí của Đề Thám với giặc. 
Cụ còn lý giải tại sao hội Yên Thế năm nào cũng có mưa: "Vì giặc đuổi đánh, Đề Thám trốn lên chùa Lèo và được nhà sư trụ trì cưu mang. Quân địch lấy rơm, củi chất xung quanh để đốt chùa, trời thương ông Đề làm việc có nghĩa nên đổ mưa dập tắt lửa, vì thế giặc không thể giết được Đề Thám..."
Đã từng một lần lên Yên Thế vào dịp hội, tôi được biết không khí lễ hội ở đây thiêng liêng đến mức nào. Ba hồi chiêng, tiếp nối ba hồi trống vang lên bắt đầu phần tế lễ. Lúc đó tôi cảm nhận thấy lồng ngực mình rộn ràng tiếng chiêng, tiếng trống của những trận đánh năm xưa của cụ Đề và các nghĩa quân Yên Thế. 
đất thiêng, Yên Thế, nghe, huyền thoại, Đề Thám
Biểu diễn võ sáo tại lễ hội Yên Thế. Ảnh: Việt Hưng
Thật cảm động khi chứng kiến màn hùng ca hào sảng tái hiện quá trình khởi nghĩa của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám và cuộc sống của con cháu họ Hoàng hôm nay với nhiều cung bậc cảm xúc khiến tôi quên mất mình là du khách, cứ ngỡ mình như một người con cháu của cụ Đề mà sống lại năm xưa, bên tai vang vang lời hịch của "Người trăm năm cũ". 
Khi trực tiếp thưởng thức môn Võ sáo do các võ sư thể hiện, tôi mới hiểu được phần nào giá trị môn võ nghệ thuật này. Cây sáo sắt dài tương đương cây mã tấu được võ sư Trịnh Như Quân nâng nhẹ nhàng, tiếng sáo lúc khoan nhặt, lúc dồn dập, khi cương khi nhu, uyển chuyển nhịp nhàng. 
Trên nền nhạc sáo, Võ sư Nguyễn Quý Toàn biểu diễn bài võ "Bóng trăng Phồn Xương" điêu luyện, đầy đam mê. Một di sản quý đáng trân trọng như vậy nếu được quan tâm đầu tư, mài rũa, quảng bá và "truyền nhân" xứng đáng, tôi nghĩ nó không chỉ giới hạn ở Yên Thế mà sẽ là niềm tự hào cho cả người dân Việt Nam.
Yên Thế có núi non trùng điệp, cảnh hồ yên ả, không khí trong lành nay còn nổi tiếng thương hiệu gà đồi cùng những cánh rừng kinh tế xanh tươi. Tiềm năng du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hóa lịch sử đầy hứa hẹn nơi vùng đất này. Những người tôi gặp nơi đất này luôn trân trọng, tự hào về lịch sử của cha ông, đang lặng thầm cống hiến làm đẹp cho quê hương, làm vẻ vang danh thơm Hoàng Hoa Thám cùng nghĩa quân Yên Thế! 
Trịnh Diệu Linh (Báo Bắc Giang)
Ad #ĐQN Tổng hợp
Làng Kép (Hương Sơn - Lạng Giang) vào hội

Làng Kép vào hội

Xem thêm Tại Đây

 Kép là làng cổ của xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang). Hàng năm, tại đây diễn ra hội làng với với những nét đặc thù rất độc đáo, đặc sắc.
độc đáo , hội làng Kép, đặc sắc
Phần rước tại Lễ hội Cần Trạm- Hố Cát.
Theo lịch trình, ngày mồng 4 tháng Giêng là ngày động thổ của làng, vì làng quy định từ 30 tháng Chạp đến mồng 4 Tết không ai được cuốc đất làm kinh động thổ thần. Chiều 30 Tết, dân làng ra đình cúng tất niên đến giao thừa, sau đó cúng xin lộc. Sáng mồng 4 Tết là lễ ra giò (chân gà hoặc lợn) ở đình. Mồng 6 tháng Giêng là lễ thờ thần đầu xuân, làng tổ chức mở cửa đình, nghè, làm bãi hội, sắp kiệu, đóng đám. 
Lệ mồng 1 tháng 6, làng tổ chức nhiều trò chơi như: Đu, vật, cầu kiều, cờ người, tam cúc điếm, vuốt lòng chảo, chọi gà…Riêng cây đu được dựng từ trong Tết. Bên cạnh cây đu có giàn treo giải để thi tài. Giải có thể là tiền, hiện vật. Người đu phải khoẻ mạnh, gan dạ mới dám đu vượt quá tầm lên cao. 
Đây thực sự là cuộc tranh tài nên thanh niên đến dự rất đông. Vật ở làng Kép được tổ chức ở sân đình không có sới, vui là chính. Ai muốn tham gia đều được, nếu thắng thì làng trao giải. Trò leo cầu Kiều là cây cầu tre được bắc ra giữa ao. Một đầu cây tre đặt gá lên cọc, đầu kia đặt trên bờ. Ai đi cầu ra giữa ao lấy được giải thì thắng, nếu bị ngã xuống ao thì tự lội vào. 
Làng cũng có sân cờ, quân cờ là nam nữ chưa vợ, chưa chồng, mặc quần áo theo bộ tam cúc. Khi chơi, người cầm quân có cờ lệnh, xuất quân nào thì phất cờ chỉ chỗ. 
Trong ngày hội, bốn giáp thi làm cỗ đơm ba tầng gồm: Cỗ chay, cỗ mặn và cỗ hoa quả. Cỗ chay thường có bánh phu thê, bánh chầng gừng và bánh cốm. Cỗ mặn có các món giò lợn, chả quế, thịt gà, nem chạo, bóng mực, măng, miến… Cỗ hoa quả có cam, quýt, bưởi, hồng, chuối…bày lên bàn thờ để làng chấm điểm sau đó hạ xuống để dân làng cùng ăn. 
Ngày xưa, làng Kép chỉ làm vụ mùa nên khi hạ điền (lễ xuống đồng) tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 6 và lễ thượng điền 1 tháng 10 đều tổ chức ở trước đình. Lễ xuống đồng và có ba thứ bắt buộc là một cây khoai nước, một cây sim và một hòn đá. Văn khấn bao giờ cũng có câu:“Cầu cho lúa xanh như khoai, sai như sim, chìm như đá”. 
Sau lễ, các cô gái trẻ chưa chồng trong làng xuống ruộng đã cày bừa sẵn thi cấy. Lễ lên đồng còn được tổ chức tại đình gọi là lễ mừng cơm mới, có bánh dày, xôi, gà, cúng xong cả làng cùng ăn không khí rất đầm ấm. Hội làng Kép ngày nay mở vào 20 tháng 2 âm lịch thu hút nhiều khách thập phương.    
Thân Văn Phương (Báo Bắc Giang)
Admin #ĐQN tổng hợp